Triển khai "Tháng cao điểm dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con năm 2019"

Mới đây sở Y tế thành phố Hà Nội ban hành Kế hoạch số 2192/KH-SYT về Triển khai “Tháng cao điểm dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con năm 2019 với chủ đề “Mẹ không có HIV - Con không nhiễm HIV”.
Artfest 2019: Lễ Hội không gian nghệ thuật đầy màu sắc

Artfest 2019 – Lễ hội Mùa hè sẽ chính thức diễn ra từ 10h00 – 18h00 trong 2 ngày 25 – 26/5.

Hà Nội triển khai chiến dịch K = K trong phòng chống HIV/AIDS

Sở Y tế Hà Nội triển khai tập huấn cho phóng viên báo chí về chiến dịch truyền thông K = K (Không phát hiện ...

“Mẹ không có HIV - Con không nhiễm HIV”

Kế hoạch sẽ được triển khai từ 1/6/2019 đến 30/6/2019 với mục tiêu: Từ Thành phố đến quận, huyện, thị xã, xã, phường, thị trấn tổ chức được ít nhất một hoạt động truyền thông về dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con, trong đó, có nội dung truyền thông về thay đổi hành vi giảm kỳ thị và phân biệt đối xử với phụ nữ mang thai nhiễm HIV và trẻ sinh ra từ mẹ nhiễm HIV; 100% các cơ quan truyền thông từ cấp Thành phố, quận, huyện, thị xã, xã, phường, thị trấn có tin, bài về dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con; trên 65% số phụ nữ từ 15-49 tuổi được tiếp cận với các thông tin về dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con.

Cung cấp dịch vụ chăm sóc và điều trị dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con: 100% số phụ nữ mang thai (PNMT) trên địa bàn Thành phố Hà Nội được tư vấn xét nghiệm HIV nhằm phát hiện sớm phụ nữ mang thai nhiễm HIV trong đó 90% số PNMT sau khi tư vấn được xét nghiệm HIV; 98% số phụ nữ mang thai nhiễm HIV được quản lý, chăm sóc và điều trị dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con; Phấn đấu 100% số trẻ sinh ra từ các bà mẹ nhiễm HIV được chuyển gửi, chăm sóc, điều trị dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con bằng thuốc ARV.

Triển khai
Muốn sinh ra đứa con khỏe mạnh, phụ nữ mang thai cần đến các cơ sở y tế để được tư vấn và xét nghiệm HIV sớm

100% quận, huyện, thị xã; Xã, phường, thị trấn có tin bài về dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con được phát trên hệ thống truyền thanh. Tăng thời lượng phát sóng trên đài truyền thanh quận, huyện, thị xã; xã, phường, thị trấn trong thời gian chiến dịch với thời lượng mỗi tuần 02 lần; Tổ chức các buổi truyền thông trực tiếp tại các xã, phường, thị trấn về dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con lồng ghép với các chương trình Y tế khác.Trong Tháng cao điểm, các hoạt động truyền thông được lồng ghép với các hoạt động truyền thông của các hoạt động y tế khác như hoạt động chăm sóc sức khoẻ sinh sản, làm mẹ an toàn, phòng chống HIV/AIDS... Trong đó, tại Thành phố: Tổ chức các hoạt động phát động chiến dịch tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng, xây dựng video clip thông điệp truyền thông về chủ đề Tháng cao điểm, treo băng roll khẩu hiệu trên một số tuyến đường chính của Thành phố; Tổ chức các buổi giao lưu, toạ đàm, xây dựng và phát phóng sự về dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con trên truyền hìnhThành phố; Quảng bá địa chỉ cung cấp các địch vụ dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con; Phối hợp với Thành hội Phụ nữ tổ chức truyền thông về lợi ích của việc xét nghiệm phát hiện sớm PNMT nhiễm HIV trong thời kỳ mang thai; Tại các quận/huyện/ thị xã: Triển khai sử dụng các tài liệu truyền thông đã được cấp: Áp phích, tranh gấp, tờ rơi, sách mỏng, sách nhỏ và tài liệu khác về dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con; 100% quận, huyện, thị xã tổ chức được ít nhất 01 hoạt động truyền thông về dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con.

Triển khai
Tăng cường cung cấp dịch vụ tư vấn xét nghiệm HIV cho các thai phụ đến khám thai tại các cơ sở y tế

Các cơ sở cung cấp dịch vụ Chăm sóc SKSS triển khai can thiệp Dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con theo các nội dung được quy định: Tăng cường tư vấn xét nghiệm HIV sớm cho phụ nữ có thai đến khám thai, đặc biệt trong lần khám thai đầu tiên, tư vấn chuyển tiếp và theo dõi phụ nữ mang thai nhiễm HIV đến điều trị ARV tại cơ sở điều trị HIV/AIDS.

Các cơ sở điều trị HIV/AIDS thực hiện tư vấn, điều trị HIV/AIDS ngay cho phụ nữ mang thai nhiễm HIV, phối hợp với các cơ sở cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản trong việc theo dồi, quản lý phụ nữ mang thai nhiễm HIV trước và sau sinh; điều trị dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con bằng thuốc ARV và chẩn đoán sớm nhiễm HIV cho trẻ sinh từ mẹ nhiễm HIV.

Dự phòng lây nhiễm HIV từ mẹ sang con

Như chúng ta đã biết, ngoài lây truyền qua đường máu và đường tình dục thì lây truyền HIV từ mẹ sang con là một trong ba con đường chính lây truyền HIV/AIDS. Khi mang thai, tỷ lệ lây truyền HIV từ mẹ sang con chiếm khoảng 25 - 40%.

Qua nghiên cứu của WHO trên 100 bà mẹ mang thai có HIV (không được can thiệp) thì có: 9 trẻ bị nhiễm HIV từ mẹ sang con trong giai đoạn mang thai; 17 trẻ bị nhiễm trong giai đoạn chuyển dạ và 10 trẻ bị nhiễm HIV trong giai đoạn bú mẹ. Điều này có nghĩa, cứ 100 trẻ sinh ra từ bà mẹ nhiễm HIV thì có khoảng 36 trẻ bị lây nhiễm.

Tại Việt Nam, theo số liệu giám sát trọng điểm, tỷ lệ nhiễm HIV ở phụ nữ mang thai là 0,4%. Với số trẻ sinh ra hàng năm là 1,5 triệu đến 2 triệu thì mỗi năm có khoảng 6000 trẻ sinh ra có phơi nhiễm với HIV. Tỷ lệ lây truyền HIV từ mẹ sang con nếu không có bất kỳ sự can thiệp nào để dự phòng là khoảng 36% (25% - 40%).

Triển khai

NNam giới cũng cần chủ động đưa vợ đến cơ

Những phụ nữ mang thai được tư vấn xét nghiệm HIV có kết quả dương tính cần được theo dõi liên tục và can thiệp đúng quy trình nhằm làm giảm tới mức thấp nhất nguy cơ lây nhiễm HIV cho những trẻ sinh ra từ các bà mẹ này.

+ Các can thiệp trước sinh: tư vấn xét nghiệm HIV, sàng lọc và điều trị các bệnh lây truyền qua đường tình dục, bổ sung vitamin, sắt, dự phòng và điều trị nhiễm trùng cơ hội, sử dụng ARV để điều trị cho mẹ hoặc điều trị dự phòng lây truyền mẹ con… là những biện pháp hết sức cần thiết và hiệu quả làm giảm tỷ lệ lây truyền mẹ con.

+ Các can thiệp trong khi sinh: với những phụ nữ chưa tiếp cận các can thiệp trước sinh, cần tư vấn xét nghiệm nhanh HIV, nếu dương tính thì sử dụng phác đồ ARV dự phòng lây truyền mẹ con theo hướng dẫn, tránh các can thiệp như bấm ối, forcep, cắt tầng sinh môn…

+ Can thiệp sau sinh: chủ yếu là tư vấn cho người mẹ về những lợi ích và nguy cơ lây nhiễm HIV khi cho trẻ bú. Tốt nhất là nuôi trẻ bằng sữa thay thế nếu có điều kiện. Trường hợp không có điều kiện sử dụng sữa thay thế, người mẹ cho bú hoàn toàn trong thời gian đầu, sau đó cai sữa sớm chuyển ăn dặm ngay khi có thể để giảm nguy cơ lây truyền HIV cho trẻ. Trẻ cần được giới thiệu và chuyển gửi tới các phòng khám ngoại trú cho trẻ em để theo dõi và điều trị ARV.

Những bằng chứng về hiệu quả của các biện pháp can thiệp, điều trị dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con đã làm thay đổi rất lớn quan điểm về mang thai và sinh sản ở phụ nữ nhiễm HIV so với thời kỳ đầu đại dịch HIV mới xuất hiện. Để đạt được những kết quả lớn hơn nữa, hoạt động dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con cần tiếp tục triển khai rộng khắp, đúng quy trình, tăng cường khả năng tiếp cận cho phụ nữ mang thai nhiễm HIV, trên cơ sở giảm dần và tiến đến xóa bỏ kỳ thị và phân biệt đối xử với người nhiễm HIV và bệnh nhân AIDS.

Thùy Linh
Phiên bản di động