Đến bao giờ "thủ phủ" hàng xách tay mới hết mập mờ về nguồn gốc xuất xứ?

Hàng loạt mặt hàng mỹ phẩm, sữa tắm, bánh kẹo, bia, rượu ngoại, thuốc lá,… được giới thiệu là hàng xách tay "xịn" nhưng lại không thấy tem phụ thể hiện bằng tiếng việt, chủ cửa hàng lảng tránh trả lời hóa đơn đầu vào và không xuất hóa đơn đỏ khi khách hàng đề nghị.
Chuẩn bị tổng kiểm tra thị trường hàng hóa dịp cuối năm 2019 Cửa hàng SSS Momcare của Hằng Túi 'thản nhiên' bán thực phẩm chức năng đã chảy nước Sammi Shop: “Ẩn mình” dưới vỏ bọc hàng xách tay kể kiếm lời bất chính?

Phố Nguyễn Sơn (phường Ngọc Lâm, quận Long Biên, Hà Nội) từ lâu đã được biết đến là “thiên đường mua sắm” dành cho các khách hàng ưa chuộng các loại mặt hàng xách tay. Ở nơi đây, đặc biệt tập trung trong ngõ 158 là dày đặc các cửa hàng có cách bài trí và quy mô như những siêu thị mini, diện tích mặt sàn có cửa hàng lên tới hàng trăm mét vuông, bày bán đủ các loại sản phẩm như: Mỹ phẩm, sữa tắm, bánh kẹo, bia, rượu ngoại, thuốc lá,…

den bao gio thu phu hang xach tay moi het map mo ve nguon ngoc xuat xu
Có mặt tại ngõ 158 phố Nguyễn Sơn, chúng tôi đã tận thấy hình ảnh tấp nập, nườm nượp khách hàng người ra người vào mua sắm nơi “thủ phủ” hàng xách tay.

Trong vai khách mua mỹ phẩm làm đẹp da, chúng tôi tiến hành khảo sát tại Shop Pup - Beauty and Healthy - nơi chuyên cung cấp các loại mỹ phẩm xách tay. Nhìn từ xa, dễ dàng có thể thấy tấm biển với dòng chữ “Pup - Beauty and Healthy: Mỹ phẩm xách tay” được treo lên vô cùng bắt mắt.

den bao gio thu phu hang xach tay moi het map mo ve nguon ngoc xuat xu
Các mặt hàng tại cửa hàng này chủ yếu là mỹ phẩm xách tay.

Nhân viên bán hàng tại Shop Pup - Beauty and Healthy chào đón chúng tôi bằng nụ cười trìu mến và thái độ đon đả, lần lượt giới thiệu các loại sữa rửa mặt, sữa tắm, kem dưỡng da,… được quảng cáo với đủ loại công dụng cũng như nguồn gốc xuất xứ từ Hàn Quốc. Tuy nhiên, trên các loại mặt hàng đó không có tem, nhãn ghi rõ nguồn gốc xuất xứ bằng tiếng Việt như những gì người nhân viên này quảng cáo.

Khi được chúng tôi thắc mắc về một sản phẩm sữa tắm có giá 140.000 đồng được giới thiệu có xuất xứ từ Pháp có phải “hàng xách tay” hay không, người nhân viên này khẳng định đây là hàng “nội địa Hàn”. Tuy nhiên, khi được đề nghị xem hóa đơn đầu vào và xuất hóa đơn đỏ, nhân viên này từ chối.

den bao gio thu phu hang xach tay moi het map mo ve nguon ngoc xuat xu
Nhiều mặt hàng mỹ phẩm tại đây không có tem phụ bằng tiếng Việt.

Rời khỏi Shop Pup - Beauty and Healthy, chúng tôi tiến hành khảo sát tại một loạt các cửa hàng khác và nhận ra có rất nhiều cửa hàng tại đây treo lên tấm biển bắt mắt với các dòng chữ “Hàng Nga giá tốt”, “Hàng nhập khẩu CHLB Đức”, “Hàng nhập ngoại”,…

den bao gio thu phu hang xach tay moi het map mo ve nguon ngoc xuat xu
Các mặt hàng tại cửa hàng "xách tay" Huyền Cò.

Tại cửa hàng Huyền Cò - nơi chuyên cung cấp các loại bánh kẹo, rượu bia có xuất xứ từ nước ngoài, chúng tôi bước vào tham khảo giá các loại rượu tại đây. Chúng tôi dễ dàng nhận ra trên kệ được bày bán rất nhiều các chai rượu tây xách tay với Bill được bọc trong túi Seal như Chivas, Ballantine, Macallan,… với giá bán ra đắt hơn so với các chai rượu cùng loại nhưng không phải hàng xách tay. Chủ cửa hàng Huyền Cò giới thiệu với chúng tôi loại rượu Macallan được bọc trong túi xách tay: “Chai Macallan này có giá trị 2.000.000 đồng, được xách tay từ Hàn Quốc về, có thể nhìn thấy Bill của sản phẩm được in các chữ Hàn Quốc ở bên trong túi xách tay”. Tuy nhiên, khi chúng tôi đề cập tới vấn đề hóa đơn đầu vào và xuất hóa đơn đỏ, cửa hàng Huyền Cò từ chối xuất hóa đơn đỏ.

Tại cửa hàng Nhung Tân, chúng tôi được nữ nhân viên tại đây tư vấn nhiệt tình về các loại son như son Bourjois có xuất xứ từ Pháp, son Lorean có xuất xứ từ Đức,… giá cả các loại son ở đây dao động từ 200.000 đồng đến 600.000 đồng. Với vẻ đon đả thường thấy, nữ nhân viên tại đây giới thiệu: “Đây đều là hàng xách tay chính hãng giá gốc, dùng rất thích và được nhiều khách hàng lựa chọn”. Theo quan sát của chúng tôi, rất nhiều sản phẩm làm đẹp tại đây đều không có tem, nhãn ghi rõ nguồn gốc xuất xứ. Cũng như các cửa hàng khác mà chúng tôi đã tiến hành khảo sát, cửa hàng Nhung Tân từ chối xuất hóa đơn đỏ khi khách hàng yêu cầu.

den bao gio thu phu hang xach tay moi het map mo ve nguon ngoc xuat xu
Biển quảng cáo ghi chuyên hàng Nga nhưng bên trong lại có đủ mặt hàng được giới thiệu xuất xứ từ Hàn, Mỹ, Pháp...

Tương tự, tại cửa hàng Hương Sara - nơi bày bán các loại mỹ phẩm, thực phẩm tiêu dùng, mặc dù ở bên ngoài treo tấm biển “Chuyên hàng Nga” nhưng bên trong cửa hàng lại bày bán đủ các loại sản phẩm được giới thiệu có nguồn gốc xuất xứ từ Mỹ, Pháp,… Khi được yêu cầu xuất hóa đơn đỏ cho một sản phẩm làm đẹp da, cửa hàng Hương Sara từ chối.

Qua tìm hiểu, ngõ 158 phố Nguyễn Sơn mỗi ngày tiếp đón hàng trăm lượt khách đến mua sắm, khảo sát ý kiến khách hàng thì tất cả đều khẳng định họ đến đây để mua sắm các loại mặt hàng xách tay như rượu, bia, mỹ phẩm,…

Điều đáng nói, theo quan sát của phóng viên, rất nhiều sản phẩm làm đẹp tại đây đều không có tem, nhãn ghi rõ nguồn gốc xuất xứ, thành phần, công dụng bằng tiếng việt, các chủ cửa hàng cũng không "muốn" xuất hóa đơn khi khách đề nghị khiến nhiều người đặt nghi vấn những cửa hàng trên có đang trốn thuế hay buôn bán các mặt hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ với danh nghĩa “hàng xách tay”.

Trên thực tế, cách đây 2 năm, nhiều cửa hàng xách tay tại phố Nguyễn Sơn đã bị cơ quan chức năng kiểm tra. Sau hai tháng đóng cửa để “vừa lòng” lực lượng quản lý thị trường thì “thủ phủ” hàng xách tay nằm trên con phố này lại trở về quỹ đạo vốn có như đúng tên gọi.

Những ngày Tết truyền thống đang đến gần, mua sắm tết là nhu cầu thiết yếu của bất kỳ ai, lợi dụng điều đó không ít chủ cửa hàng đã tranh thủ "kiếm lời" bằng những mặt hàng không rõ nguồn gốc. Có lẽ, cơ quan chức năng cần nhanh chóng vào cuộc, kiểm tra để đảm bảo quyền lợi cho người tiêu dùng.

Theo quy định tại Điều 7, Nghị định số 43/2017/NĐ-CP của Chính phủ về Nhãn hàng hóa quy định hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam mà trên nhãn chưa thể hiện hoặc thể hiện chưa đủ những nội dung bắt buộc bằng Tiếng Việt thì phải có nhãn phụ thể hiện những nội dung bắt buộc bằng Tiếng Việt và giữ nguyên nhãn gốc của hàng hóa. Nội dung ghi bằng Tiếng Việt phải tương ứng với nội dung ghi trên nhãn gốc.

Theo Khoản 1, Điều 26 Nghị định số 80/2013/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiêu chuẩn, đo lường và chất lượng sản phẩm hàng hóa.

Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 200.000 đồng đến 400.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây trong trường hợp giá trị hàng hóa vi phạm đến 5.000.000 đồng:

+ Hàng hóa có nhãn (kể cả tem hoặc nhãn phụ) hoặc tài liệu kèm theo không ghi đủ hoặc ghi không đúng các nội dung bắt buộc trên nhãn hàng hóa hoặc nội dung bắt buộc phải thể hiện trên nhãn theo tính chất hàng hóa theo quy định của pháp luật về nhãn hàng hóa

+ Hàng hóa nhập khẩu có nhãn gốc bằng tiếng nước ngoài nhưng không có nhãn phụ bằng Tiếng Việt Nam.

Quang Chương - Ngọc Tuấn
Phiên bản di động