Luật sư tư vấn:

Chửi bới người khác bị phạt hành chính, cao nhất là xử lý hình sự

Gần đây trên các trang báo điện tử, mạng xã hội tràn ngập hình ảnh một nữ hành khách lớn tiếng chửi bới nữ nhân viên hàng không ở sảnh A, ga nội địa, Sân bay Tân Sơn Nhất.    
Dùng khẩu trang, tiền che biển, tài xế sẽ bị phạt tiền cao nhất 15 triệu đồng Tài xế taxi bỏ rơi sản phụ sinh non có thể bị khởi tố hình sự Thanh Hóa: Bị chửi bới, người đàn ông siết cổ hàng xóm rồi cướp tài sản

Sự việc chửi bới nhân viên hàng không thu hút dư luận bởi ngôn ngữ không phù hợp của nữ hành khách trên. Đây không phải là trường hợp đầu tiên có những hành động chửi bới, mâu thuẫn với những nhân viên phục vụ ở sân bay.

Liên quan đến vấn đề này, PV Tuổi trẻ và Pháp luật đã có cuộc trao đổi với Luật sư Quách Thành Lực, Giám đốc Công ty TNHH LSX.

chui boi thoa ma nguoi khac bi phat hanh chinh cao nhat la xu ly hinh su
Nữ hành khách chửi bới nhân viên hàng không (ảnh cắt từ clip)

Theo ông Lực, việc hành khách có những lời chửi bới nhân viên hàng không ở Sân bay Tân Sơn Nhất sẽ tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng trong hành vi để xử phạt hành chính hoặc khởi tố hình sự.

chui boi thoa ma nguoi khac bi phat hanh chinh cao nhat la xu ly hinh su
Luật sư Quách Thành Lực

Nếu hành vi chửi bới của nữ hành khách trên không có mức độ nghiêm trọng thì có thể bị xử phạt hành chính theo quy định tại Điều 5 Nghị định 167/2013/NĐ-CP. Cụ thể:

“1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

a) Có cử chỉ, lời nói thô bạo, khiêu khích, trêu ghẹo, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác”.

Theo đó lời nói thô bạo xúc phạm danh dự nhân phẩm người khác bị phạt cảnh cáo hoặc bị phạt tiền từ 100 nghìn đồng đến 300 nghìn đồng.

Nếu hành khách này chửi bới tục tĩu, thô tục nhằm hạ thấp nhân cách danh dự của nhân viên hàng không, làm cho người đó cảm thấy nhục nhã thì có thể bị khởi tố hình sự với tội làm nhục người khác theo Điều 155 Bộ Luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017). Cụ thể:

“1. Người nào xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác, thì bị phạt cảnh cáo, phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm:

a) Phạm tội 02 lần trở lên;

b) Đối với 02 người trở lên;

e) Sử dụng mạng máy tính hoặc mạng viễn thông, phương tiện điện tử để phạm tội;

g) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 05 năm:

a) Gây rối loạn tâm thần và hành vi mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;

b) Làm nạn nhân tự sát.

4. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm”.

Làm nhục người khác là hành vi xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của con người. Người phạm tội phải là người có hành vi (bằng lời nói hoặc hành động) xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác như lăng mạ, chửi rủa thậm tệ, cạo đầu, cắt tóc, lột quần áo.

Ý thức chủ quan của người phạm tội là mong muốn cho người bị hại bị nhục với nhiều động cơ khác nhau.

Nếu chỉ là những lời lẽ hành động có tính chất thiếu văn hóa thì không phải là tội phạm, mà tùy trường hợp có thể bị xử phạt hành chính.

Hoài An - Thanh Thắng
Phiên bản di động