Bộ Y tế kiến nghị sửa đổi Luật Khám chữa bệnh
BHYT toàn dân đạt 98,5% tại Bắc Giang Từ 1/7, mức đóng BHYT tăng theo lương cơ sở Hà Nội sẽ xử lý nghiêm cơ sở khám chữa bệnh thu tiền thăm nuôi Địa phương kêu Bộ Y tế 'ôm' quá nhiều việc |
Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến cho biết, Luật Khám bệnh, chữa bệnh được Quốc hội thông qua vào ngày 23/11/2009 và có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2011. Đây là đạo luật đầu tiên thể chế hóa quan điểm, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước về khám bệnh, chữa bệnh cho nhân dân; tạo hành lang pháp lý cho hoạt động khám bệnh, chữa bệnh, đáp ứng yêu cầu điều chỉnh các mối quan hệ xã hội phát sinh trong lĩnh vực khám bệnh, chữa bệnh.
Việc ban hành Luật cũng nhằm đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế trong hoàn cảnh Việt Nam đã chính thức trở thành thành viên của Tổ chức Thương mại thế giới và cũng đã tham gia một số hiệp định quốc tế trong lĩnh vực hành nghề y khoa.
Tuy nhiên, theo Bộ trưởng, bên cạnh những kết quả đạt được, trong quá trình thực hiện Luật cũng đã có một số hạn chế, bất cập như: một số quy định chưa bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ, khả thi và phù hợp với điều kiện thực tiễn của Việt Nam cũng như một số nội dung chưa bảo đảm tính hội nhập quốc tế.
Do đó, Bộ Y tế và Ban soạn thảo đang xây dựng dự thảo Luật mới đáp ứng những đòi hỏi, yêu cầu thực tiễn. Bộ trưởng đề nghị cần nêu rõ những mặt đạt được, nhất là những hạn chế, bất cập của toàn bộ quá trình thi hành Luật. Trong đó cần lưu ý, xác định được những điều khoản, nội dung nào trong Luật gây vướng mắc, mâu thuẫn, thậm chí “ghè đá vào chân”, ảnh hưởng đến hoạt động chuyên môn các thầy thuốc, nhân viên y tế.
Đồng thời, Bộ cũng nghiên cứu các nội dung cần sửa đổi cần đồng bộ với các Luật khác. Xác định những nội dung hành lang pháp lý cần thiết phải ban hành, nhưng chưa có trong Luật hiện tại. Các nội dung điều chỉnh, bổ sung cần đảm bảo phù hợp với quá trình quốc tế của Việt Nam.
Theo Bộ Y tế, trong giai đoạn tới, cần tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật về khám bệnh, chữa bệnh; Tổ chức tốt việc thực hiện và áp dụng pháp luật về khám bệnh, chữa bệnh; Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra và xử lý nghiêm minh các hành vi vi phạm pháp luật về khám bệnh, chữa bệnh.
Bộ Y tế kiến nghị sửa đổi đối với một số nội dung cụ thể trong Luật khám bệnh, chữa bệnh về các khái niệm trong Luật; về các hành vi bị nghiêm cấm; về quyền và nghĩa vụ của người bệnh; về cấp chứng chỉ hành nghề; cấp giấy phép hoạt động; các quy định chuyên môn kỹ thuật trong khám bệnh, chữa bệnh; về giải quyết tranh chấp trong khám bệnh, chữa bệnh; về ứng dụng công nghệ thông tin trong khám bệnh, chữa bệnh; và về an ninh bệnh viện.
Thủ tướng Chính phủ vừa ký Quyết định 842/QĐ-TTg phân công cơ quan chủ trì soạn thảo, thời hạn trình các dự án luật được điều chỉnh trong Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2019, các dự án luật thuộc Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2020. Theo đó có 14 dự án luật, pháp lệnh.
Thủ tướng Chính phủ cũng phân công các bộ chủ trì soạn thảo 9 dự án luật thuộc Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2020. Trong đó, Bộ Y tế được phân công chủ trì soạn thảo 3 Luật sửa đổi là: Luật Khám bệnh, chữa bệnh (sửa đổi); Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng, chống HIV/AIDS và Luật Thi đua, khen thưởng (sửa đổi).