Bé trai tử vong do "thải độc" bằng cách rạch dao lam trên người
Thanh tra Bộ Y tế xử phạt Công ty Cổ phần Dược Vật tư y tế Hải Dương Vĩnh Phúc: Trung tâm y tế hỗ trợ xe đưa thí sinh bị tai nạn đi thi |
Kinh hoàng phương pháp thải máu độc bằng cách... rạch dao lam trên người
TS.BS Hoàng Kim Lâm - Khoa Điều trị tích cực Nội, Bệnh viện Nhi Trung ương cho biết: "Trước đó, cách vào viện 8 ngày, trẻ ở nhà xuất hiện ho, sốt, chân tay lạnh, khó thở, mệt. Gia đình đã ra chợ mua một cây thuốc khô (không rõ nguồn gốc) về cắt nhỏ sắc cho uống, đồng thời cho trẻ đi chữa mẹo bằng cách dùng dao lam rạch từng chấm nhỏ trên người để chữa bệnh".
Thấy tình trạng của trẻ không thuyên giảm, gia đình mới cho đi bệnh viện tuyến huyện, sau đó đến bệnh viện tuyến tỉnh điều trị.
Trẻ được điều trị tại Bệnh viện Nhi Trung ương |
Tại đây, trẻ có các biểu hiện: Sốt, mệt, da vàng sạm, củng mạc mắt vàng, phù 2 mí mắt, bụng trướng, suy gan - thận, suy hô hấp, vô niệu.
Trẻ tiếp tục được chuyển đến Bệnh viện Nhi Trung ương điều trị trong tình trạng bóp bóng qua nội khí quản. Tại Bệnh viện Nhi Trung ương, trẻ được chẩn đoán nhiễm khuẩn huyết, suy chức năng đa cơ quan.
Bệnh nhi được điều trị tích cực, hỗ trợ hô hấp, chống sốc, kháng sinh phổ rộng, lọc máu liên tục, chăm sóc tích cực. Mặc dù đã được các bác sĩ nỗ lực cấp cứu nhưng trẻ không đáp ứng điều trị và tử vong sau 1 ngày nằm viện.
PGS.TS Tạ Anh Tuấn - Trưởng khoa Điều trị tích cực Nội, Bệnh viện Nhi Trung ương cho biết, biện pháp chữa bệnh bằng cách dùng dao lam nặn (hoặc rạch) lấy máu… là phương pháp hoàn toàn không có tính khoa học. Cha mẹ hoặc người chăm sóc trẻ tuyệt đối không nên làm những điều này. Phương pháp này vừa phi khoa học, vừa nguy hiểm tính mạng của trẻ do mất máu, hàng rào vi khuẩn tự nhiên của cơ thể bị phá hỏng khiến vi khuẩn xâm nhập trực tiếp vào cơ thể gây nhiễm trùng máu.
Cảnh báo nhiều phương pháp thải độc cơ thể không khoa học
Các bác sĩ khuyến cáo, trước khi sử dụng bất kỳ loại thuốc hoặc các phương pháp chưa bệnh nào cho trẻ, cha mẹ cần phải tham khảo ý kiến của bác sĩ.
Cha mẹ không nên vì quá sốt ruột mà nghe những lời mách bảo, quảng cáo về các loại thuốc không rõ nguồn gốc, phương pháp điều trị bệnh phản khoa học khiến trẻ gặp nhiều biến chứng khôn lường, thậm chí tử vong.
Khi phát hiện trẻ có các dấu hiệu bất thường, việc quan trọng nhất cha mẹ nên làm là nhanh chóng đưa trẻ đến cơ sở y tế chuyên khoa để được thăm khám và điều trị kịp thời.
Ngoài phương pháp rạch dao lam để thải máu độc, nhiều hội nhóm xuất hiện trên Facebook, TikTok... hướng dẫn mọi người các phương pháp thải độc cơ thể thiếu căn cứ khoa học và ảnh hưởng đến sức khỏe.
Ví dụ như phương pháp thụt đại tràng bằng cà phêđược quảng cáo súc rửa đường ruột rửa sạch chất thải, thải độc, giảm cân và làm đẹp là phi khoa học.
Trên các nền tảng mạng xã hội, nhiều người quảng cáo bán phương pháp từ uống thuốc, truyền dịch đến thụt tháo đại tràng bằng cà phê, nước lọc, thu hút hàng trăm nghìn người theo dõi.
Hầu hết người bán cam kết sản phẩm uy tín, thải độc gan chỉ sau một liệu trình, "tống" hết các cặn bã. Tuy nhiên, không ai đưa ra được bằng chứng hay nghiên cứu khoa học nào về hiệu quả của các phương pháp này.
Nhiều phụ huynh tuỳ tiện dùng phương pháp thải độc thụt rửa đại tràng cho trẻ em |
Theo khuyến cáo của các bác sĩ, việc thường xuyên thụt 1 lít nước cà phê vào đại tràng mỗi ngày, hệ vi sinh vật trong đại tràng bị phá hủy, nguy hiểm về lâu dài.
Bác sĩ Nguyễn Phạm Anh Hoa, Trưởng khoa Gan mật, Bệnh viện Nhi Trung ương, cho biết: "Thụt tháo đại tràng, truyền dịch thải độc bằng cách đưa chất lạ vào người khiến khoáng chất, vi khuẩn tốt và xấu bị xổ ra ngoài, gây mất cân bằng điện giải, nguy hiểm đến hệ thống đường ruột. Phương pháp này khiến người dùng dễ lệ thuộc vào nó, ví dụ phải thụt đại tràng mới có thể đại tiện".
Viện Ung thư Quốc gia Mỹ ghi nhận ba trường hợp tử vong dường như có liên quan đến thải độc đại tràng bằng cà phê.
Tạp chí American Journal of Gastroenterology cũng cho rằng việc làm sạch ruột có thể gây hại sức khỏe, thậm chí tử vong. Trường Y thuộc Đại học Harvard khuyến cáo làm sạch ruột bằng cách thụt tháo sẽ gây nguy cơ mất nước, mất cân bằng điện giải, suy giảm chức năng ruột và phá vỡ hệ vi khuẩn đường ruột.