Bác sĩ cảnh báo “trò chơi dùng tay ấn mạch máu cổ” ở giới trẻ

Trò chơi dùng tay ấn mạch máu cổ hay còn gọi là ”bắt pen” đang là một trào lưu đang phổ biến trên TikTok thu hút nhiều bạn trẻ tham gia. Tuy nhiên, các bác sĩ cảnh báo trò chơi này thật sự nguy hiểm.

Khi tham gia trò này, một người sẽ nhấn hai cái ven (hai bên mạch máu cổ) của người còn lại cho đến khi bất tỉnh. Theo chia sẻ trong các video, khi thực hiện trào lưu này sẽ mang đến cảm giác phê. Vì hiếu kỳ, tò mò muốn trải nghiệm như mô tả trong video nên nhiều người thực hiện theo.

Bác sĩ Đoàn Dư Mạnh, Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn (Hà Nội), bày tỏ sự lo ngại khi xem hình ảnh các bạn trẻ tham gia trò chơi một cách hào hứng và khoe lên mạng.

Theo bác sĩ Mạnh, dùng 2 ngón tay ép chặt vào 2 mạch máu ở cổ có thể gây tắc, thậm chí vỡ mạch. Tác động trên cản trở lưu thông máu dẫn tới thiếu máu não, co giật, ngất, đột quỵ. Với người có bệnh lý tim mạch hoặc huyết áp cao, trò mạo hiểm trên có thể gây tử vong.

Người chơi có thể bị ngất tạm thời. Khi được bạn bè gọi dậy, họ cảm thấy thoải mái nhưng đây là cảm giác giả tạo.

Các chuyên gia y tế khuyến cáo,  trào lưu “bắt pen” là hành vi nguy hiểm không nên làm theo.
Các chuyên gia y tế cảnh báo, trào lưu “bắt pen” là hành vi nguy hiểm không nên làm theo

PGS.TS.BS Nguyễn Huy Thắng, Chủ tịch Liên chi hội Đột quỵ TP HCM - Trưởng khoa Bệnh lý Mạch máu não - Bệnh viện Nhân dân 115, cho biết có hai hệ thống mạch máu chính đảm nhận nhiệm vụ cung cấp máu lên não bộ.

Thứ nhất là hai động mạch cảnh (tuần hoàn trước) chịu trách nhiệm 70-80% nhu cầu của não bộ; động mạch sống-nền (tuần hoàn sau) chịu trách nhiệm 20-30% nhu cầu máu còn lại. Các hệ thống mạch máu phía trước-sau và hai bên được liên kết với nhau qua đa giác Willis (giống như vòng xoay giao thông), nhằm đảm bảo nhu cầu máu lên não luôn ổn định khi một bên bị sự cố.

Việc ép chặt 2 bên động mạch cảnh sẽ gây giảm tưới máu não nghiêm trọng (do chịu trách nhiệm 70-80% lượng máu lên não). Nếu bỏ tay nhanh, sẽ gây chóng mặt, ngất, mất ý thức thoáng qua. Trường hợp nếu ép quá lâu, có thể gây đột quỵ do thiếu máu, đặc biệt khi đã có sẵn tình trạng tắc hẹp mạch máu trước đó (nhưng không biết); hoặc cũng có thể gây ra tổn thương não do hội chứng tăng tái tưới máu.

Do đó bác sĩ Thắng khuyến cáo: “Việc làm trên của nhiều bạn trẻ cần phải ngăn chặn. Nó không phải là trò chơi để có thể mạo hiểm thử tìm cảm giác”.

Đồng quan điểm, PGS.TS Nguyễn Hoài Nam – Phó Chủ tịch Hội tim mạch học Việt Nam phân tích, khi ấn vào động mạch cảnh một cách đột ngột sẽ có 2 trường hợp xảy ra. Đó là thiếu máu nuôi dưỡng não tạm thời, gây choáng váng, ngã vật ra. Và hành động này gây một phản xạ đối với động mạch cảnh (được bao bọc hệ thống thần kinh giao cảm và phó giao cảm), làm ngưng tim đột ngột.

Với những người có bệnh nền về tuần hoàn máu, khi thực hiện động tác "bắt pen" sẽ dễ hình thành cục máu đông, tăng nguy cơ bị đột quỵ.

Do đó, PGS.TS Nguyễn Hoài Nam lưu ý, giới trẻ tuyệt đối không được thực hiện hành động này. Ngay cả khi đùa nghịch, nếu chẳng may đánh trúng vào động mạch cảnh vùng cổ cũng rất nguy hiểm, có thể gây ngưng tim đột ngột. Tuy nhiên, nhiều bạn trẻ nhầm tưởng đây là cảm giác phê, xả stress...

Trời lạnh, trẻ ồ ạt nhập viện, bác sĩ cảnh báo biến chứng nguy hiểm do cúm mùa Trời lạnh, trẻ ồ ạt nhập viện, bác sĩ cảnh báo biến chứng nguy hiểm do cúm mùa

Từ tháng 10 tới giữa tháng 12/2020, 820 trẻ nhập Bệnh viện Nhi Trung ương do bị cúm mùa, đặc biệt có trẻ gặp biến ...

Bác sĩ cảnh báo rủi ro ung thư từ trào lưu tự tẩy nốt ruồi trên mạng xã hội Bác sĩ cảnh báo rủi ro ung thư từ trào lưu tự tẩy nốt ruồi trên mạng xã hội

Phương pháp tẩy nốt ruồi thường được sử dụng trong các clip này là dùng dấm táo, băng dán lột nốt ruồi hay thậm chí ...

Bác sĩ cảnh báo: Cẩn thận với thuốc chữa sốt rét chloroquine Bác sĩ cảnh báo: Cẩn thận với thuốc chữa sốt rét chloroquine

"Chloroquine là thuốc độc, rất độc. Nên hãy cẩn thận với nó nếu bạn muốn phòng ngừa nhiễm coronavirus. Và luôn cần hướng dẫn của ...

Tuệ Uyên (tổng hợp)
Phiên bản di động