Bắc Giang: Thu hút đầu tư hay vì "lợi ích nhóm?"
Hơn 100 người dân thua kiện UBND tỉnh Bắc Giang Cắt 167.000m2 đất KCN làm nhà ở xã hội tại Bắc Giang - Bài 11: Thanh tra Chính phủ vào cuộc Bất thường về "thị phần" kinh doanh nước sạch ở Bắc Giang |
Như đã phản ánh về những "bất thường" khi Công ty cổ phần nước sạch tỉnh Bắc Giang dù là doanh nghiệp có nhiều năm kinh nghiệm bán nước sạch, mạng lưới khách hàng rộng khắp, công suất khai thác chưa dùng hết nhưng lại không được phát huy hết thực lực.
Lý do là bởi UBND tỉnh Bắc Giang đang đại diện phần vốn Nhà nước (chiếm 85% - pv) tại đơn vị này nên có quyền quyết định các quyết sách quan trọng.
Một trong số đó là việc chỉ đạo mua lại nước của một doanh nghiệp khác dẫn đến việc Công ty cổ phần nước sạch tỉnh Bắc Giang phải tự cắt giảm công suất kèm lợi nhuận của chính mình. Việc làm này dẫn đến tiền của Nhà nước sẽ không phát huy được lợi nhuận tối đa.
Cơ sở hạ tầng của Công ty cổ phần nước sạch tỉnh Bắc Giang |
Theo tìm hiểu của PV, nhà máy nước sạch DNP – Bắc Giang là một trong những dự án của DNP Water – công ty đầu tư sở hữu và vận hành các nhà máy nước tại các địa phương của Việt Nam.
DNP Water hiện có vốn điều lệ 1.100 tỷ, đang hoạt động tại 9 tỉnh thành với hơn chục công ty thành viên và công ty liên kết, phục vụ 500.000 khách hàng với tổng công suất thiết kế đạt 700.000 m3/ngày đêm.
Doanh nghiệp Nhà nước phải tự làm minh "suy yếu" để mua lại nước từ một doanh nghiệp tư nhân |
Dự án này bao gồm các hạng mục: Công trình thu- trạm bơm nước thô (từ hồ Cấm Sơn, Lục Ngạn); Nhà máy xử lý nước; Trạm tăng áp; Hệ thống đường ống nước HDPE và các công trình phụ trợ. Dự án được chia làm 2 giai đoạn, trong đó giai đoạn 1 (2016-2018) có công suất cấp nước 29,5 nghìn m3/ngày đêm, dự phòng tăng áp lên 40 nghìn m3/ngày đêm; giai đoạn 2 (2020-2022), công suất cấp nước là 59 nghìn m3/ngày đêm, dự phòng tăng áp lên 80 nghìn m3/ngày đêm.
Công ty Cổ phần đầu tư hạ tầng nước DNP - Bắc Giang được hưởng ưu đãi thuế suất 10% cho toàn bộ thời gian hoạt động. Công ty được miễn thuế TNDN trong 04 năm kể từ năm đầu tiên có thu nhập chịu thuế và giảm 50% thuế TNDN phải nộp trong 05 năm tiếp theo.
Ông Bùi Văn Hải - Bí thư Tỉnh ủy Bắc Giang thăm quan nhà máy nước sạch DNP - Bắc Giang (ảnh IT) |
Tháng 8/2018, Nhà máy nước sạch DNP - Bắc Giang với tổng số vốn đầu tư lên đến gần 1.000 tỷ đồng đã chính thức khánh thành. Công suất thiết kế mở rộng lên đến 80.000m3/ngày đêm.
Điểm đặc biệt của dự án là nguồn nước thô được lấy trực tiếp từ hồ Cấm Sơn – một trong những hồ nước ngọt tự nhiên quý giá và lớn nhất Việt Nam, có chất lượng nước tốt, lưu lượng ổn định, ít rủi ro ô nhiễm nguồn nước.
Ngày 18/8/2018, doanh nghiệp này thông báo sẽ chính thức vận hành, bán nước sạch cho nhân dân tỉnh Bắc Giang, bán buôn nước sạch qua đồng hồ tổng cho Công ty cổ phần nước sạch Bắc Giang với công suất tối thiểu đảm bảo 20.000 m3/ngày đêm.
Với công suất giai đoạn 1 cấp nước 29,5 nghìn m3/ngày đêm, dự phòng tăng áp lên 40 nghìn m3/ngày đêm. Như vậy, mỗi ngày Công ty cổ phần Đầu tư hạ tầng nước DNP- Bắc Giang đã bán cho Công ty cổ phần nước sạch Bắc Giang 20.000m3/ngày đêm, số lượng còn lại là những khách hàng khác. Đây là một lợi thế vượt bậc của Công ty cổ phần Đầu tư hạ tầng nước DNP- Bắc Giang so với những doanh nghiệp khác.
Theo nội dung hợp đồng, mỗi ngày DNP đã bán cho Công ty cổ phần nước sạch Bắc Giang 20.000m3/ngày đêm |
Có thể thấy, khách hàng bền vững và lâu dài của DNP - Bắc Giang chính là một doanh nghiệp kinh doanh nước sạch trên địa bàn. Một dấu hỏi rất lớn về sự sòng phẳng, cạnh tranh không lành mạnh đang được đư luận đặt ra trong câu chuyện này.
Trong một bài viết đăng tải trên báo Bắc Giang, Bí thư Tỉnh uỷ tỉnh Bắc Giang là ông Bùi Văn Hải đã phát biểu: "Thời gian tới, Công ty cổ phần Đầu tư hạ tầng nước DNP- Bắc Giang và Công ty cổ phần nước sạch Bắc Giang cần phối hợp chặt chẽ trong sản xuất, kinh doanh, đáp ứng nhu cầu của nhân dân. Trong tháng 8/2018, hai công ty phải thống nhất về giá mua bán nước, bảo đảm hài hòa lợi ích giữa các bên liên quan.
Vì sao lãnh đạo tỉnh Bắc Giang lại dành sự"ưu ái" cho DNP - Bắc Giang như vậy? |
Về sản lượng khai thác cần tính toán hợp lý, trong đó Công ty cổ phần nước sạch Bắc Giang điều chỉnh cơ cấu nước theo hướng ưu tiên sử dụng nước sạch mua từ Công ty cổ phần Đầu tư hạ tầng nước DNP- Bắc Giang để cung cấp cho người dân sinh hoạt còn nước do Công ty khai thác từ sông Thương sẽ cung cấp sử dụng nước công nghiệp; đồng thời tiếp tục mở rộng mạng lưới cung cấp trên địa bàn tỉnh. Cả hai đơn vị cần quan tâm bảo đảm an toàn nguồn nước; có quy chế quản lý, vận hành hệ thống xử lý, cung cấp nước sạch một cách nghiêm ngặt”.
Qua những chỉ đạo "quyết liệt" từ vị lãnh đạo tỉnh Bắc Giang, có thể thấy sự ưu ái dành cho Công ty cổ phần Đầu tư hạ tầng nước DNP - Bắc Giang mãnh liệt cỡ nào, trải thảm đầu tư là vậy. Trong khi ngay trong sân nhà thì doanh nghiệp đang phải chịu "sức ép" với bản hợp đồng lớn, người lao động thì ngao ngán vì sản lượng bị cắt giảm, nguy cơ ảnh hưởng tới đồng lương của họ là nhìn thấy rõ ràng.
Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang Nguyễn Văn Linh (áo xanh bên trái) dự lễ khởi công (ảnh IT) |
Không thể phủ nhận nếu các doanh nghiệp lớn vào đầu tư, thì người được hưởng lợi nhất vẫn là người tiêu dùng tỉnh Bắc Giang bởi họ có quyền lựa chọn ai bán nước sạch cho mình.
Nhưng chuyện "ưu ái" doanh nghiệp này mà làm giảm đi tính cạnh tranh, công bằng giữa các doanh nghiệp với nhau là chuyện đáng bàn ở đây. Một Công ty đã cổ phần hoá, nhưng cổ đông lớn vẫn là Nhà nước (chiếm tới 85%) thì việc phải chịu "sức ép" là đương nhiên.
Chính vì vậy, việc phải đẩy nhanh thoái vốn Nhà nước tại Công ty cổ phần nước sạch Bắc Giang trong năm 2019 và những năm tiếp theo càng phải đẩy nhanh và mạnh hơn nữa. Nếu không, kẻ giàu vẫn càng giàu - kẻ yếu phảm cam chịu thiệt thòi.
(Còn nữa...)