96,2% trẻ em dưới 8 tuổi lây vi khuẩn gây ung thư dạ dày từ người thân
Mẹ bầu mang thai bị ung thư vú giai đoạn cuối: Những dấu hiệu đừng bao giờ quên Cô gái 'dạ dày không đáy' ăn hết cả con cừu, hàng trăm quả trứng |
Mới đây, Viện Nghiên cứu và Đào tạo tiêu hóa, gan mật công bố sau một nghiên cứu, phân tích số liệu về vi khuẩn H.p dựa trên cá thể của từng bệnh nhân, quan hệ huyết thống của bệnh nhân đó đối với những người thân trong gia đình.
Nghiên cứu được thực hiện trong 2 năm với 362 hộ gia đình và 929 cá thể. Theo kết quả nghiên cứu này, tỷ lệ nhiễm H.p trong gia đình cao hơn tỷ lệ nhiễm chung, đặc biệt là trẻ em. Theo đó, tỷ lệ nhiễm H.p chung là 85,9%, trong khi tỷ lệ nhiễm H.p ở trẻ em dưới 8 tuổi là 96.2%. Điều này hoàn toàn ngược lại so với tỷ lệ ở các nước phát triển, trẻ em là đối tượng nhiễm H.p rất thấp - người lớn chiếm khoảng 80% thì trẻ em chỉ khoảng 20%.
Tỷ lệ nhiễm HP ở trẻ em đáng báo động, PGS Thắng cho rằng nguyên nhân do thói quen cha mẹ mớm cơm cho con, ăn chung đũa, chung thìa, hôn con, lây nhiễm từ lớp bán trú… Ảnh minh họa |
Nghiên cứu chỉ rõ trong đó có Việt Nam, trẻ em là đối tượng có nguy cơ nhiễm vi khuẩn H.p cao nhất, đặc biệt là trong những gia đình có người thân cận huyết thống mắc H.p.
PGS, TS Nguyễn Duy Thắng, Viện trưởng Viện Nghiên cứu và Đào tạo tiêu hóa, gan mật cho biết: “Thói quen sinh hoạt chung, dùng chung chén, đũa bát trong gia đình, công tác vệ sinh và tầm soát bệnh chưa được chú trọng là nguyên nhân quan trọng khiến tỷ lệ người nhiễm vi khuẩn H.p tại Việt Nam rất cao”.
Helicobacter pylori (vi khuẩn H.p) là một trong những nguyên nhân gây loét dạ dày, hành tá tràng và là yếu tố nguy cơ cao của ung thư dạ dày. Theo GS, TS Nguyễn Duy Thắng, Việt Nam là khu vực có tỷ lệ người nhiễm cũng như tỷ lệ kháng kháng sinh tương đối cao đã đặt ra nhiều thách thức trong quá trình điều trị. Hiện nay tỷ lệ nhiễm H.p của Việt Nam là 55-75%, cao hơn Mỹ là 45% và Anh là 47%.
Có bốn con đường lây nhiễm vi khuẩn này, bao gồm: ăn uống thức ăn không chín, không sạch; lây nhiễm qua nước bọt như hôn nhau, mớm cơm, dùng chung bát đũa; qua nội soi hoặc lấy cao răng với dụng cụ chưa được khử khuẩn; môi trường không trong sạch.
H.p không phải là nguyên nhân duy nhất gây ung thư dạ dày nhưng hiện là nguyên nhân đầu tiên gây ra bệnh lý này. Người có vi khuẩn H.p nếu không có triệu chứng thì không nhất thiết phải diệt.