Sẽ xuất hiện mưa sao băng kỳ thú ở Việt Nam vào ngày 22/4

Theo lịch sự kiện thiên văn đáng chú ý năm 2020, vào ngày 22 - 23/4 sẽ xuất hiện hiện tượng mưa sao băng Lyrids .
Học sinh 17 tuổi khám phá ra hành tinh lớn hơn Trái đất 6,9 lần Tại sao một năm có 4 mùa? Kính viễn vọng khổng lồ của Trung Quốc thu được những tín hiệu bí ẩn Phát hiện hố đen lớn "chưa từng có", kích thước gấp 40 tỷ lần Mặt Trời Phát hiện hành tinh cấm kỵ

Theo lịch sự kiện thiên văn đáng chú ý năm 2020, vào ngày 22 - 23/4 sẽ xuất hiện hiện tượng mưa sao băng Lyrids.

Lyrids là được đặt tên xuất phát từ tên chòm sao Lyra. Đây là một mưa sao băng trung bình, thường đạt khoảng 20 sao băng một giờ tại cực điểm. Trận mưa sao băng này hình thành từ các hạt bụi còn sót lại của sao chổi C/1861 G1 Thatcher, được phát hiện năm 1861. Mưa sao băng Lyrids này thường xuất hiện từ ngày 16 đến ngày 25.4 hàng năm.

Mặt trăng thường cản trở việc xem mưa sao băng vì ánh trăng sáng có thể che khuất tầm nhìn. Trường hợp này đã xảy ra vào năm 2019 với mưa sao băng Lyrids. Tuy nhiên, năm nay vào 22 - 23/4 , mặt trăng ở giai đoạn gần như vô hình vào ban đêm. Vì vậy, đây gần như là điều kiện hoàn hảo để đón xem hiện tượng thiên văn kỳ thú này.

Trao đổi với phóng viên Báo Lao Động, ông Đặng Vũ Tuấn Sơn - Chủ tịch Hội Thiên văn học trẻ Việt Nam cho hay: "Chính vì tính chất là mưa sao băng trung bình nên chỉ có thể quan sát được ở những nơi khí quyển không bị ô nhiễm, khói bụi, điều kiện thời tiết tốt, còn ở những đô thị lớn thì khả năng quan sát được rất thấp".

Theo ông Sơn, mưa sao băng cực điểm năm nay diễn ra vào đêm ngày 22, rạng sáng ngày 23. Đôi khi có những vệt sao băng sáng có đuôi dài xuất hiện trong vài giây ở trận mưa sao băng này. Mặt trăng đang gần ở pha trăng mới sẽ đảm bảo một bầu trời tối, rất tuyệt vời để quan sát mưa sao băng.

Thời gian quan sát tốt nhất là sau nửa đêm tại một địa điểm tối. Sao băng có xu hướng tỏa ra từ phía chòm sao Lyra (Thiên Cầm), nhưng cũng có thể xuất hiện bất cứ nơi đâu trên bầu trời.

"Để quan sát mưa sao băng quan sát tốt nhất là sau 1h sáng ngày 23/4. Mọi người nên chọn nơi nào có điều kiện thời tiết tốt, góc nhìn rộng, không đứng dưới đèn đường và nơi có ánh sáng nhân tạo vì loá mắt. Trên thực tế khu vực quan sát tốt là xa các đô thị lớn như ở núi cao, bờ biển. Ở các đô thị như Hà Nội thì nên tìm những nơi gần ngoại thành, toà nhà cao tầng để điểm nhìn trên cao không có vật thể và ánh sáng che tầm mắt" - ông Sơn phân tích.

Trận mưa sao băng tiếp theo xuất hiện ngày 6, 7 tháng 5

Mưa sao băng Eta Aquarids là một mưa sao băng trên mức trung bình, đạt tới 60 sao băng một giờ ở cực điểm. Hầu hết sao băng sẽ quan sát được ở Nam bán cầu. Ở Bắc bán cầu, tần suất chỉ đạt khoảng 30 sao băng mỗi giờ. Mưa sao băng Eta Aquarids được hình thành từ những hạt bụi của sao chổi Halley – thiên thể được biết đến và quan sát từ thời cổ đại. Mưa sao băng Eta Aquarids thường xảy ra hàng năm từ 29/4 đến 28/5, cực điểm của năm nay vào đêm ngày 6/5, rạng sáng này 7/5.

Ánh sáng của trăng gần tròn sẽ che lấp hầu như tất cả sao băng, ngoại trừ những vệt sao băng sáng nhất. Nhưng nếu kiên nhẫn, bạn vẫn có thể sẽ nhìn được một vài vệt sao băng đẹp. Tốt nhất nên quan sát ở những địa điểm tối từ sau lúc nửa đêm. Các sao băng có xu hướng tỏa ra từ chòm sao Aquarius (Bảo Bình), nhưng cũng có thể xuất hiện từ bất cứ đâu trên bầu trời.

Nguồn: Lao Động
laodong.vn
Phiên bản di động