Non thiêng Yên Tử không phải của riêng ai

Trước đó, Báo Tuổi trẻ và Pháp luật có đăng tải thông tin nhiều người dân, du khách bất bình trước sự việc trạm bán vé được lập ra giữa lưng chừng non thiêng yên tử, người có nhu cầu đi lễ, tâm linh cũng bị thu phí.
non thieng yen tu khong phai cua rieng ai

Trả lời báo chí, Ông Lê Ánh Dương - Phó chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang cho biết: Vấn đề này cần được dưới 3 góc độ. Trước hết là góc độ luật pháp. Quy định pháp luật hiện nay, tôi nghĩ Quốc hội và Chính phủ cũng nên cần xem lại quy định về phí và lệ phí. Bởi vì HĐND tỉnh Quảng Ninh ban hành Nghị quyết thu phí danh lam thắng cảnh nằm trong danh mục phí, lệ phí mà theo luật pháp cho phép. Nhưng hiện luật của mình lại không cụ thể, chưa sát với thực tế mà theo tôi tới đây rất cần sự sửa đổi, bổ sung ở chỗ cần phân biệt chỗ danh lam thắng cảnh đơn thuần là danh lam thắng cảnh với danh lam thắng cảnh có chứa đựng các cơ cở tín ngưỡng tôn giáo.

Ông Lê Ánh Dương, Phó chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang.

Ông Lê Ánh Dương, Phó chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang.

UBND tỉnh Bắc Giang cũng đang giao cho các cơ quan chức năng nghiên cứu các khía cạnh từ pháp lý đến thực tiễn để sau đó sẽ có buổi làm việc chính thức với tỉnh Quảng Ninh để có sự thống nhất phục vụ tốt nhất cho nhân dân và du khách.

Du khách đến những danh lam thắng cảnh thuần tuý như Vịnh Hạ Long thì đơn giản nhận thấy ai đến Vịnh Hạ Long cũng là để tham quan thắng cảnh thì rất dễ. Nhưng đến với khu danh thắng Yên Tử (Quảng Ninh) thì không phải tất cả những người dân nào đến cũng có mục đích chung là tham quan danh thắng mà rất nhiều người chỉ đơn thuần là nhu cầu tâm linh, nhu cầu tín ngưỡng tôn giáo thôi.

Thế thì đối tượng này không là những đối tượng phải chi dùng phí đó. Đó là thể hiện quy định luật pháp của ta hiện quy định điều này không rõ ràng. Tôi cho rằng tới đây Quốc hội, Chính phủ cần xem xét để xác định rõ danh thắng nào thu phí, danh thắng nào có sự giới hạn. Về pháp lý phải tháo gỡ vấn đề đó.

Thứ hai phải nhìn nhận dưới góc độ thực tiễn. Đúng là người dân có nhu cầu đi tham quan từ phía Bắc Giang sang chùa Đồng thì phần lớn là người dân có nhu cầu đi lễ. Nếu chỉ để tham quan thì nhân dân cũng không nhất thiết phải đi sang chùa Đồng vì tham quan thì địa phận Yên Tử tại bên Bắc Giang cũng rất đẹp với rừng nguyên sinh, rừng trúc bạt ngàn, thơ mộng. Những người đã đi lên qua ranh giới giữa Bắc Giang – Quang Ninh thì hầu hết mục đích là lên chùa Đồng. Đó là mục đích tín ngưỡng.

Thế nhưng vì hiện nay quy định pháp luật như vậy nên tỉnh Quảng Ninh thu phí tất cả các đối tượng đặt chân lên đất của họ. Cái này vô hình dung tạo ra phản ứng trong dư luận bởi những người không có nhu cầu tham quan thì đương nhiên họ sẽ phản ứng. Và khi chỉ đi lễ chùa Đồng, du khách đa phần đã có tiền phát tâm “giọt dầu” tự nguyện. Về thực tiễn, điều này cũng phải xem xét thấu đáo.

Góc nhìn thứ ba, đứng trên quan điểm phát triển du lịch, rõ ràng giữa một khu di tích lại có một hàng rào ngăn cách, có một cổng soát vé thì đương nhiên phản cảm với cả khách trong nước và khách quốc tế. Du khách từ Bắc Giang lên có cả du khách quốc tế và rất khó giải thích cho họ tại sao chỉ vài trăm mét như vậy họ lại mất thêm một lần tiền. Và nhiều người hiểu lầm là tỉnh Bắc Giang thu thêm tiền này.

Trước tình hình này, UBND tỉnh Bắc Giang cũng đang giao cho các cơ quan chức năng nghiên cứu các khía cạnh từ pháp lý đến thực tiễn để sau đó sẽ có buổi làm việc chính thức với tỉnh Quảng Ninh để tìm đến sự thống nhất làm sao phục vụ tốt, hợp lý và thuận tiện nhất cho người dân và du khách khi đến với non thiêng Yên Tử.

Trước đó, ghi nhận của PV báo Tuổi trẻ và Pháp luật, khi đi lên chùa Đồng theo đường Tây Yên Tử, giữa lưng chừng non thiêng có một trạm bán vé tham quan danh lam thắng cảnh Khu di tích Yên Tử được lập ra đặt cách chùa Đồng 700m, nhiều du khác tỏ vẻ bất bình khi hành hương về đất Phật nhưng phải “có tiền mới được đi”.

Nhiều người dân ngỡ ngàng, bức xúc khi giữa đường lại bắt gặp trạm bán, thu vé.

Nhiều người dân ngỡ ngàng, bức xúc khi giữa đường lại bắt gặp trạm bán, thu vé.

Từ Yên Bái xuống Bắc Giang để đi lễ lên chùa Đồng, Anh Hà Đăng bức xúc cho biết: Đây là lần đầu tôi đi Yên Tử theo cung đường từ tỉnh Bắc Giang nhưng khi đi sang địa phận tỉnh Quảng Ninh thì bị thu 40 nghìn đồng mới được tiếp tục lên chùa Đồng vãn cảnh. Tôi không thấy ở đâu lại có cách "hành xử" đi lễ chùa mà phải mất phí kiểu này.

Chị Nguyễn Kiều Vân - ở Hà Nội cũng bức xúc nhận định: Quãng đường đi lên chùa Đồng từ phía Tây Yên Tử (theo ngả Bắc Giang) rất ngắn, chỉ bằng 1/4 quãng đường nếu đi từ phía Đông. Trong khi đó, chùa Đồng là của toàn dân và việc chỉnh trang chùa từ nhiều năm về trước cũng do nguồn vốn xã hội hoá, cung tiến từ các phật tử vậy tại sao giờ lại biến thành "BOT" như thế này.

Anh Ngô Đức Phương, người dân tại Lạng Giang – Bắc Giang khi lên tới lưng chừng núi bắt gặp trạm bán vé đã lắc đầu ngao ngán: “Tôi lên chùa Đồng từ hướng Tây, không tham quan vãn cảnh gì từ chân núi, không qua chùa Hoa Yên hay tượng Phật Hoàng mà chỉ có nhu cầu lễ phật trên chùa Đồng. Họ thu phí một đoạn đường ngắn khác gì là "BOT" chùa Đồng đâu”

Và câu trả lời được nhân viên bán vé cho biết là họ thu theo quy định của HĐND tỉnh Quảng Ninh.

Liên quan tới việc thu phí này, ông Lê Tiến Dũng, Trưởng Ban quản lý di tích và rừng Quốc gia Yên Tử đã có trả lời báo chí như sau: Việc thực hiện thu phí theo đúng Nghị quyết số của Hội đồng nhân dân tỉnh Quảng Ninh. Từ căn cứ pháp lý và thực tiễn nêu trên, HĐND tỉnh Quảng Ninh đã xác định đối tượng thu phí là khách tham quan danh lam thắng cảnh Khu di tích Yên Tử, thắng cảnh Rừng quốc gia Yên Tử không phân biệt du khách đi từ hướng nào khi đến khu di tích lịch sử và danh thắng Yên Tử cả khách trong nước và nước ngoài.

Du khách khi đến Yên Tử phải có nghĩa vụ thực hiện đóng góp phí tham quan theo quy định và có quyền đi hết hoặc không đi hết các chùa thuộc phía Đông Yên Tử. Mọi du khách khi đi từ phía Bắc Giang sang khu di tích Yên Tử hay chỉ đi đến chùa Đồng thuộc khu di tích Yên Tử địa phương cũng vẫn phải có trách nhiệm đảm bảo vệ sinh môi trường, bảo hiểm con người, an ninh trật tự, phòng chống cháy nổ, Y tế, Cứu hộ cứu nạn…”.

Ông Nghiêm Xuân Hưởng, Bí thư huyện uỷ huyện Sơn Động (Bắc Giang) cho rằng: “Người dân địa phương chúng tôi sang phía bên tỉnh bạn ở TP Uông Bí, huyện Đông Triều thậm chí không phải để đi thăm chùa Đồng mà để giao lưu, buôn bán, lấy hàng hoá… từ trước giờ vẫn chỉ có đường đó mà giờ bị chặn bán vé thu tiền là không hợp lý. Theo quy định của Ban quản lý di tích và rừng Quốc gia Yên Tử thì người dân địa phương chúng tôi cứ đặt chân vào vùng đất Yên Tử thuộc tỉnh Quảng Ninh sẽ phải mua vé thu tiền, thực sự là tình trạng gây khó dễ cho nhân dân, ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống của người dân, mà đặc biệt ở đây chủ yếu là bà con dân tộc, vốn cuộc sống đã vô cùng khó khăn.

Về mặt phát triển du lịch, điều này cũng không bền vững. Từ phía Tây Yên Tử, tỉnh Bắc Giang nói chung và huyện Sơn Động nói riêng cũng đầu tư tại khu danh thắng rất bài bản, và tốn kém nhưng chúng tôi không thu phí tham quan của du khách vì chúng tôi xác định đây là phục vụ mục đích tôn giáo tín ngưỡng của nhân dân - ông Hưởng nói thêm.

Doãn Hưng - Thanh Thắng
Phiên bản di động