Con người ở đâu trong “Hành tinh của nhựa”?

Nhựa - chất liệu hiện diện ở khắp mọi nơi và trực tiếp chi phối cuộc sống của con người. “Liệu nhựa là thế giới của chúng ta hay chính chúng ta đang là thế giới của nhựa?”, khán giả có thể phần nào tìm ra câu trả lời cho riêng mình thông qua triển lãm “Hành tinh nhựa” của các nghệ sĩ đến từ Tòhe. Sự kiện diễn ra tại Trung tâm Nghệ thuật Đương đại Vincom (VCCA) từ ngày 21/6 đến hết ngày 18/8/2019.
VCCA giới thiệu triển lãm "hành tinh nhựa"

Từ những bước đầu tiên vào không gian của triển lãm "Hành tinh nhựa", người xem cảm thấy như lạc vào một thế giới giả tưởng. Một thế giới đầy phi lý mà ở đó mọi sinh vật, mọi sự vật và mọi hiện tượng thiên nhiên đều được tạo thành từ những “phân tử” nhựa.

con nguoi o dau trong hanh tinh cua nhua

Một phần trong tác phẩm “Đại dương”, thuộc chuỗi tác phẩm “Cánh đồng - Đại dương - Lốc Xoáy”

con nguoi o dau trong hanh tinh cua nhua

Tác phẩm “Đại dương” được trưng bày tại triển lãm “Hành tinh nhựa” diễn ra tại VCCA

con nguoi o dau trong hanh tinh cua nhua

Chú châu chấu trên cánh đồng của những “ngọn cỏ” ống hút

con nguoi o dau trong hanh tinh cua nhua

Tác phẩm sắp đặt “Lốc xoáy”

Trong chuỗi tác phẩm “Cánh đồng - Đại dương - Lốc Xoáy”, điểm đặc biệt gây ấn tượng chính là độ tỉ mỉ trong từng tiểu tiết. Các nghệ sĩ đã “phối” hàng vạn món đồ nhựa đã qua sử dụng với nhau sao cho phù hợp về kích thước và hài hòa về màu sắc để tạo nên một bức tranh thiên nhiên toàn cảnh. Không chỉ vậy, từng nếp gấp của những loại túi nilon cũng tạo ra những đường vân rất hấp dẫn về thị giác trên bề mặt tác phẩm.

con nguoi o dau trong hanh tinh cua nhua

Một phần bề mặt cơn lốc

con nguoi o dau trong hanh tinh cua nhua

Tác phẩm “Vùng an toàn”

Trong khi đó, “Vùng an toàn” là tác phẩm sắp đặt sử dụng tranh vẽ của các nghệ sĩ nhí tự kỷ gồm Văn Minh Đức, Bình Minh và Hoàng Phúc Đạt. Với tạo hình giống một tòa chung cư, mỗi bức tranh đóng vai trò như một “căn hộ” chứa đựng một vùng an toàn khác nhau cho mỗi “cư dân”.

Tùy thuộc vào ý tưởng và tính cách của tác giả mà các tác phẩm được trưng bày ở độ nông - sâu khác nhau trong lòng hộp. Trong “tòa chung cư” này, Đạt có lẽ là “cư dân” khép mình hơn cả. Tranh của cậu tuyệt nhiên không có hình ảnh người và tất cả được đặt trong những chiếc hộp có nắp đậy. Chỉ khi khán giả tiến sát lại và nhìn qua những ô cửa kính lúp mới có thể thấy được chúng.

Nếu “Vùng an toàn” là nơi con người bước vào để tìm kiếm yên bình thì “Hộp bí mật” lại là nơi để chiêm nghiệm. Tác phẩm gồm bốn căn phòng nối liền với nhau như một đường hầm. Tại mỗi căn phòng, khán giả sẽ trải nghiệm bằng một giác quan khác nhau: thính giác, thị giác và xúc giác.

Một số hình ảnh bên trong những chiếc “Hộp bí mật”:

con nguoi o dau trong hanh tinh cua nhua
con nguoi o dau trong hanh tinh cua nhua
con nguoi o dau trong hanh tinh cua nhua
con nguoi o dau trong hanh tinh cua nhua

Cuối cùng trong triển lãm “Hành tinh nhựa” là những bức điêu khắc “Gia đình” gồm tượng bố, mẹ và con được tạo hình từ những bức tranh vẽ nguệch ngoạc của trẻ em. Các khán giả nhí sẽ rất thích thú khi được nhìn thấy những hình thù người trong thế giới quan của các em bước ra ngoài đời thực. Còn với những khán giả lớn hơn, “Gia đình” mang lại rất nhiều những chiêm nghiệm về mối quan hệ giữa những người trong gia đình với nhau, với xã hội và với môi trường thiên nhiên xung quanh.

con nguoi o dau trong hanh tinh cua nhua

Một phần trong bộ tác phẩm “Gia đình”

con nguoi o dau trong hanh tinh cua nhua

Một phần trong bộ tác phẩm “Gia đình”

Lựa chọn nghệ thuật thị giác và chất liệu là những món đồ nhựa đã qua sử dụng, các nghệ sĩ từ Tòhe tạo ra một thế giới trông có vẻ trừu tượng mà chẳng hề xa xôi. Có lẽ, “Hành tinh nhựa” chính là Trái Đất trong tương lai khi con người vẫn tiếp tục sử dụng nhựa bừa bãi và “chấp nhận” nó như một yếu tố không thể thiếu trong cuộc sống.

Nguyễn Đức Tùng
Phiên bản di động