e magazine
25/06/2024 14:10
Bài 2: Thắm tình đoàn kết, đượm nghĩa đồng bào

25/06/2024 14:10

Để bà con đồng bào vùng biên giới không còn cảm thấy thiệt thòi, thiếu thốn trăm bề, Đồn Biên phòng Mường Pồn (huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên) đã triển khai nhiều hoạt động thiết thực, ý nghĩa nhằm giúp dân phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội. Đồng thời, vận dụng sáng tạo, linh hoạt, phù hợp với điều kiện thực tế của đơn vị qua đó mang đến niềm phấn khởi, tin yêu của Nhân dân, để hình ảnh “Bộ đội Cụ Hồ” luôn tỏa sáng, tạo niềm tin vững chắc trong bà con thôn bản.

đồng bào

Bài 2: Thắm tình đoàn kết, đượm nghĩa đồng bào

Để bà con vùng biên giới không còn thiệt thòi, thiếu thốn, Đồn Biên phòng Mường Pồn (huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên) đã triển khai nhiều hoạt động thiết thực, ý nghĩa nhằm giúp dân phát triển kinh tế, văn hóa, qua đó, lan tỏa hình ảnh “Bộ đội Cụ Hồ”, tạo niềm tin vững chắc trong bà con thôn bản.

Bài 2: Thắm tình đoàn kết, đượm nghĩa đồng bào

Trò chuyện cùng Đại úy Nguyễn Hữu Hiệp - Phó Đồn trưởng Đồn Biên phòng Mường Pồn, phóng viên có hỏi về những công văn, báo cáo trong công tác hỗ trợ dân bản thì được đồng chí Hiệp đáp lại bằng nụ cười gượng gạo và nói: “Thật ra, chúng tôi cứ giúp dân thôi, còn công văn hay báo cáo thì chúng tôi không có”.

Câu trả lời của người con quê hương Mễ Trì (quận Nam Từ Liêm, Hà Nội) khiến chúng tôi hiểu rằng, quan tâm và chăm lo cho dân bản đối với những người lính không chỉ là nhiệm vụ, mà đã thực sự trở thành một lẽ thường tình. Quả thực đã tình nguyện lên vùng cao giúp dân, đâu ai quan tâm đến việc “kể công” qua báo cáo, họ chỉ mong muốn làm sao dân ta thoát nghèo, vượt khó, đời sống được cải thiện, ấm no, hạnh phúc.

Bài 2: Thắm tình đoàn kết, đượm nghĩa đồng bào

Chỉ tay về phía những cánh đồng trù phú, bát ngát, anh Hiệp hồ hởi chia sẻ: “Nhìn cánh đồng lúa trĩu hạt, chúng tôi cũng nóng ruột chờ thu hoạch lắm, nóng lòng hơn cả bà con ấy chứ. Mặc dù hiện tại, đơn vị đang thực hiện nhiều nhiệm vụ quan trọng nhưng chúng tôi vẫn quyết tâm tạo điều kiện tối đa hỗ trợ Nhân dân làm sao để chăm bón tốt, mang lại mùa màng bội thu”.

Như những năm trước, khi lúa đã chín rộ, tranh thủ thời tiết tốt, Ban Chỉ huy Đồn Biên phòng Mường Pồn thường huy động lực lượng, phương tiện xuống giúp người dân thu hoạch.

“Để người dân yên tâm sản xuất, Đồn Biên phòng Mường Pồn thường xuyên duy trì tổ công tác giúp bà con chăm sóc, bón phân đúng thời điểm để cây lúa phát triển tốt, đồng đều”, đồng chí Hiệp chia sẻ.

Bên cạnh đó, Đồn cũng luôn chủ động tham mưu, phối hợp với cấp ủy, chính quyền địa phương tuyên truyền, vận động Nhân dân đẩy mạnh công tác phát triển kinh tế - văn hóa - xã hội gắn với nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền, an ninh biên giới quốc gia trong tình hình mới. Trong 6 tháng vừa qua, đơn vị đã tham gia giúp đỡ Nhân dân phát triển kinh tế, thu hoạch, làm nhà đại đoàn kết…; tổ chức được 23 buổi/115 lượt cán bộ chiến sĩ tham gia.

Đồn Biên phòng Mường Pồn cũng phối hợp tốt với Đoàn Thanh niên xã tổ chức trao gạo theo chương trình “Hũ gạo chiến sỹ” cho 6 hộ gia đình có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn trên địa bàn 2 xã Hua Thanh, Mường Pồn, tổng số lượng gạo là 180kg.

Không chỉ vậy, tranh thủ thời gian sau mỗi phiên tuần tra và tăng gia sản xuất tại đơn vị, những người lính quân hàm xanh lại liên hệ với gia đình, nhà trường, địa phương trên địa bàn để tổ chức gặp mặt, nắm tình hình, tâm tư, nguyện vọng của các em học sinh.

Bài 2: Thắm tình đoàn kết, đượm nghĩa đồng bào

Theo chia sẻ của người Đại uý trẻ, hằng tháng, nhằm duy trì có hiệu quả chương trình “Nâng bước em tới trường”, đơn vị trực tiếp hỗ trợ 2 chiếc xe đạp cho 2 cháu học sinh có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn do đơn vị đỡ đầu và 8 học sinh thuộc dự án “Cán bộ, chiến sĩ Quân đội nâng bước em tới trường”. Tính từ tháng 10/2023 đến hết tháng 4/2024, đơn vị đã hỗ trợ được 7 triệu đồng cho 2 cháu học sinh thuộc diện danh sách do Đồn Biên phòng Mường Pồn đỡ đầu.

Bởi sự quan tâm, gắn bó mật thiết đó nên từ lâu, hình ảnh những người lính biên phòng đã trở nên thân quen, gần gũi với bà con bản làng vùng biên giới.

Đại uý Nguyễn Hữu Hiệp nói, để làm tốt mọi công tác trong việc hỗ trợ bà con thôn bản, Đồn Biên phòng Mường Pồn cũng thường xuyên tham mưu, phối hợp với cấp uỷ, chính quyền địa phương 2 xã Mường Pồn, Hua Thanh tổ chức “Ngày hội Biên phòng toàn dân”, “Xuân Biên phòng ấm lòng dân bản”...

Đồn Biên phòng Mường Pồn cũng đã trao tặng giấy khen cho 1 tập thể, 5 cá nhân có thành tích xuất sắc trong thực hiện Chỉ thị số 01 của Thủ tướng Chính phủ; tặng 100 suất quà cho các gia đình chính sách, các trưởng bản, gia đình đặc biệt khó khăn và các cháu học sinh thuộc Chương trình “Nâng bước em tới trường”, tổng trị giá khoảng 24,5 triệu đồng…; đồng thời, thực hiện các hoạt động “Uống nước nhớ nguồn”, “Đền ơn đáp nghĩa”, đơn vị đã tổ chức thăm, tặng quà 15 hộ gia đình chính sách với tổng số tiền trị giá 10 triệu đồng.

Bài 2: Thắm tình đoàn kết, đượm nghĩa đồng bào
Lính biên phòng Mường Pồn hỗ trợ Nhân dân

Ngoài ra, Đồn Biên phòng Mường Pồn cũng thường xuyên vận động, phối hợp với các Nhà hảo tâm trên địa bàn TP Điện Biên Phủ và Thủ đô Hà Nội tổ chức nhiều chương trình an sinh xã hội, trong số đó đã trao tặng 1.062 suất quà cho các cháu học sinh tại các điểm trường và các gia đình có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn trên địa bàn 2 xã Mường Pồn, Hua Thanh với tổng trị giá khoảng 512 triệu đồng.

Bài 2: Thắm tình đoàn kết, đượm nghĩa đồng bào

Ánh nắng hè trải vàng trên các bản làng của đồng bào dân tộc thiểu số hòa lẫn sắc xanh của những cánh rừng bát ngát, tạo nên khung cảnh bình yên của một dải biên cương. Những ngôi nhà mọc san sát nhau, bà con cùng chung tay phát triển, đổi mới. Diện mạo nay đã khác xa nhiều lắm so với thời mà chỉ cần nhắc đến Điện Biên, người ta liên tưởng ngay đến miền đất “cây rừng mà có chân thì nó cũng bỏ mà đi”. Trong sự đổi thay ấy có đôi bàn tay chung sức của những người lính mang quân hàm xanh.

Dẫn chúng tôi đi tham quan mô hình trồng bưởi da xanh nhà ông Lò Văn Sơn (SN 1958, ở bản Cò Chạy 2, xã Mường Pồn), Thượng úy Mùa A Phử - Đội trưởng đội vận động quần chúng, Đồn Biên phòng Mường Pồn tâm sự, cả vùng này ai cũng biết đến sự khốn khó của gia đình ông Sơn. Vợ ông bị suy thận nặng, 12 năm nay gia đình phải gắn liền với bệnh viện để chạy thận nhân tạo cho bà.

Bài 2: Thắm tình đoàn kết, đượm nghĩa đồng bào

Gia đình ông Lò Văn Sơn được các chiến sĩ Đồn Biên phòng Mường Pồn hỗ trợ trong việc chăm sóc vườn cây

Sinh được người con trai khôi ngô, tuấn tú, gia đình ông Sơn tưởng chừng đó sẽ là động lực cho cả nhà, nhưng tai nạn lao động ập đến, giờ đây, cậu con trai cũng chỉ ngồi một chỗ.

Chia sẻ về hoàn cảnh éo le của gia đình, ông Sơn cho biết, vợ ông hiện tại sức khoẻ yếu không thể lao động, cậu con trai thì bệnh tật, trong khi đó những người con còn lại đều đi lấy chồng hoặc làm ăn xa. Sức ép về kinh tế đổ dồn lên đôi vai ông Sơn gánh vác, nên dù đất đai vườn tược mênh mông, rộng lớnnhưng cũng chẳng thể làm xuể, gia đình vẫn phải chạy vạy lo miếng ăn từng bữa.

Trước hoàn cảnh gia đình ông Sơn, các chiến sĩ Đồn Biên phòng Mường Pồn đã tận tình hỗ trợ, cùng gia đình phát quang cây cỏ, đào hố, trồng và chăm bón cây cam, cây bưởi trong khu vườn… Đến nay, nhờ sự chăm sóc kỹ lưỡng cùng sự giúp đỡ của Bộ đội Biên phòng, vườn bưởi, vườn cam của gia đình ông Sơn đã lớn, vụ mùa cho ra quả đều nên bắt đầu có thu nhập ổn định, kinh tế bớt khó khăn.

Bài 2: Thắm tình đoàn kết, đượm nghĩa đồng bào

Các chiến sĩ Đồn Biên phòng Mường Pồn hỗ trợ Nhân dân xây dựng nhà

Ông Lò Văn Sơn vui mừng chia sẻ: “May mắn có các chú biên phòng xuống giúp đỡ nên vụ mùa nào vườn cây nhà tôi cũng cho năng suất tốt, chúng tôi mừng lắm”.

Bài 2: Thắm tình đoàn kết, đượm nghĩa đồng bào

Ngoài việc hỗ trợ giúp dân, các cán bộ chiến sĩ của Đồn Biên phòng Mường Pồn cũng tích cực, chủ động sử dụng các biện pháp công tác biên phòng, nắm chắc tình hình về biên giới, địa bàn nội ngoại biên, tập trung nắm tình hình từ xa; trinh sát, đấu tranh phòng chống ma túy và tội phạm.

Kể cho chúng tôi nghe về những câu chuyện bắt án ma tuý, đồng chí Lò Xuân Tình - Đội trưởng Đội phòng chống ma tuý và tội phạm cho biết, thời gian đầu, anh hay bị hờn giận: “Mang tiếng lấy chồng biên phòng mà nhiều khi gọi điện nói chuyện tưởng gặp... giang hồ”.

Chồng xa nhà cả năm trời, chỉ chờ những lúc có sóng tín hiệu, vợ chồng tranh thủ liên lạc với nhau qua chiếc điện thoại di động, vậy mà có lần vừa nhấc máy, chưa kịp nói gì, đầu dây bên kia đã “mắng như hát hay” người vợ: “Nói bao nhiêu lần rồi, đồ điện tử hỏng thì mang đi sửa, không thì vứt đi mua cái khác. Còn nhí nhéo nữa đừng có trách” rồi cúp máy cái bụp.

Anh Tình hiểu, vợ sẽ... "choáng" khi nghe giọng điệu đó, đâu biết được khi ấy Đội trưởng Đội phòng chống ma tuý đang vào vai dân “anh chị” cho hợp với ngữ cảnh. Đến tối gọi lại, anh Tình lại cười xòa: “Xin lỗi em nhé, anh sẽ giải thích sau”.

Bài 2: Thắm tình đoàn kết, đượm nghĩa đồng bào

Tiếp lời, anh Tình cười và nhớ lại, còn nhiều lần khác, anh cùng đồng đội hoá vai vào là người đi rừng hái măng, người làm thuê, bốc vác… Hành tung bí ẩn, bặt vô âm tín, có khi cả tuần gia đình không liên lạc được, song bỗng đâu lại gọi điện về “mắng vợ như hát hay”.

Đó chính là những hy sinh thầm lặng của Đội trưởng Đội phòng chống ma tuý và tội phạm Đồn Biên phòng Mường Pồn sau những chiến công vang dội, thu giữ số lượng lớn ma túy và nhiều viên hồng phiến.

Chuyển về công tác tại Đồn Biên phòng Mường Pồn từ năm 2022, theo đánh giá của người Đội trưởng, bây giờ tội phạm trên địa bàn liên quan đến ma tuý đều đa phần trải qua tù tội, có án nên rất tinh vi, lúc đi chúng nắm bắt các hoạt động của Đồn Biên phòng, lúc về luôn có người cảnh giới quan sát mọi hành động của Đồn, vì vậy, chúng thường đi một đường và về bằng một lối khác.

Đến giờ mặc dù đã trải qua nhiều vụ tác chiến nhưng anh Tình vẫn nhớ như in vụ bắt án ma tuý của ông Lò Văn Uôn, sinh năm 1971, sống tại bản Phom Khoang xã Thanh Nưa, huyện Điện Biên.

Anh Tình nhớ lại, thời điểm đó khi đã đủ chứng cứ xác minh qua quần chúng và cơ sở, biết được ông Uôn là trường hợp bị nghiện ma tuý lâu năm và thường xuyên di chuyển để lấy hàng ma tuý. Đội trưởng Đội phòng chống ma tuý và tội phạm đã cùng đồng đội dành nhiều thời gian để theo dõi, nắm rõ quy luật hoạt động, phương thức và thủ đoạn cất giấu của đối tượng.

Giữa cánh rừng ở biên giới có một tổ mật phục đã trụ bám nhiều ngày với cảnh ăn cơm bên suối, anh em cởi trần rồi sử dụng loại lá có mùi hương chống côn trùng chà khắp người để chống muỗi, vắt. Đồ ăn chủ yếu là lương khô, mì tôm, nước lọc… Họ vốn rất kín tiếng về công việc, dù đó là chi tiết rất nhỏ.

Bài 2: Thắm tình đoàn kết, đượm nghĩa đồng bào

Đội trưởng Lò Xuân Tình kể: “Có rất nhiều lần mật phục trong rừng thì gặp mưa. Anh em lúc đó chui hết dưới tấm lều được lớp bằng lá cây, còn mưa rừng thì như nước trên trời trút xuống đầu. Mưa kéo dài mãi, trong khi cũng cận giờ đối tượng xuất hiện. Toàn bộ anh em phải giống như hóa đá. Vì đối tượng mua bán cũng vào rừng giao dịch và có thể cũng đang bị mắc kẹt đâu đó và chưa tới nơi được".

Cuối cùng, sau hơn một tháng vây bắt, Tổ phòng chống ma tuý và tội phạm chia làm 3 tổ để vây bắt gồm: Tổ chặn đầu, tổ đánh bắt và tổ khoá đuôi. Trải qua 12 tiếng, các tổ phối hợp với nhau và đã bắt giữ thành công đối tượng, quá trình thu giữ tang vật, gói ma túy được bọc nhiều lớp nilon chống thấm nước và cất giấu tại hậu môn. Ông Uôn chịu tội tàng trữ ma tuý.

Đánh án" xong, ra khỏi rừng, những người lính có dịp ngủ bù. Trong giấc chiêm bao của họ vẫn thấp thoáng hình ảnh “cất vó” tội phạm thành công cùng niềm tự hào, hạnh phúc khi mang lại bình yên người dân vùng biên.

(Còn tiếp)

Bài 2: Thắm tình đoàn kết, đượm nghĩa đồng bào

Bài viết + Đồ họa: Quỳnh Giang

Bài viết liên quan:

Bài 1: Điểm tựa xanh miền biên ải

Quỳnh Giang