e magazine
31/05/2021 08:19
Hà Nội: Nặng trĩu hạt lúa vàng giữa "mùa Cô Vi"

31/05/2021 08:19

Khi cái nắng oi ả nhất của mùa hè tới, cũng là lúc những cánh đồng lúa vàng ở Hà Nội bắt đầu được thu hoạch sau những ngày tháng vất vả chăm bón của nông dân.

Nặng trĩu hạt lúa vàng giữa "mùa Cô Vi"

Khi cái nắng oi ả nhất của mùa hè đã tới, cũng là lúc những cánh đồng lúa vàng ở Hà Nội bắt đầu được thu hoạch sau những vất vả, cực nhọc nhiều nhiều tháng qua của người nông dân.

Nặng trĩu hạt lúa vàng giữa
Hà Nội: Nặng trĩu hạt lúa vàng giữa "mùa Cô Vi"
Nụ cười tỏa nắng của người nông dân sau những mệt nhọc của 3 tháng qua để có được một vụ mùa bội thu

Bạt ngàn những cánh đồng lúa trĩu bông tại Hà Nội đang bước vào mùa thu hoạch. Thành quả của vụ lúa đông xuân đang được người nông dân các khu vực ngoại thành Hà Nội nhanh chóng gặt, tuốt để gấp rút chuẩn bị cho vụ mùa tiếp theo.

Hà Nội sở hữu một vùng đất trù phú, màu mỡ của đất phù sa nước ngọt đem đến cho người nông dân những cánh đồng lúa mệnh mông, vô tận qua hai mùa vụ chính là vụ chiêm xuân và vụ mùa.

Vụ chiêm xuân thường dùng các giống lúa có khả năng chịu rét cao. Lúa chiêm thường được gieo cấy vào khoảng thời gian cuối tháng 10 hoặc đầu tháng 11 và tiến hành thu hoạch vào cuối tháng 5.

Thời điểm này, những người dân các khu vực Đại Áng, Yên Viên, Quốc Oai…đã nhanh chóng đẩy nhanh tiến độ để chuẩn bị cho vụ mùa mới.

Nặng trĩu hạt lúa vàng giữa

Các bao thóc của người nông dân Đại Áng (Hà Nội) đang dần được chất đầy

“Bắt đầu hôm nay mình mới xuống đồng, phần lớn đất là của xã viên, còn nhà mình chỉ có một ô ruộng vậy thôi. Từ hôm gặt đến hôm xuống đồng, trên đồng, dưới đồng mà không chờ máy chỉ dùng sức người gặt tay thì dăm bảy ngày mới xong.

Còn nếu có máy thì 3 ngày là xong hết cả cánh đồng. Sau đó 20 ngày sau lại cấy tiếp, phơi khô, gặt sạch thóc lên bồ là lại đi phát bờ, làm ruộng, lại gieo mạ. Vụ vừa rồi là vụ chiêm xuân và vụ sau là vụ mùa” - cô Ngạn, một người lao động khu vực Đại Áng chia sẻ.

Nặng trĩu hạt lúa vàng giữa

Chiếc máy tuốt lúa cơ động làm giảm thiểu lao động sức người mang đến hiệu quả nhanh chóng

Theo lời cô Ngạn, những người nông dân ở đây mới bắt đầu những ngày gạt đầu tiên. Giữa những quãng đồng thường có một con đường bê tông nhỏ để thuận tiện cho việc kéo máy móc và vận chuyển.

Đối với những lao động sở hữu những mảnh ruộng nhỏ, việc gặt tay sẽ phần nào tiết kiệm chi phí máy móc một khoản không nhỏ cho lao động hộ gia đình.

Nặng trĩu hạt lúa vàng giữa Nặng trĩu hạt lúa vàng giữa Nặng trĩu hạt lúa vàng giữa Nặng trĩu hạt lúa vàng giữa

Thời tiết Hà Nội lúc này vô cùng nắng gắt vào ban ngày, mưa dông về đêm nên việc thu hoạch không thể diễn ra vào sáng sớm để đẩy nhanh tiến độ gieo vụ mùa. Vậy nên ngay khi mặt trời chưa tắt cơn nắng nóng, các hộ gia đình đã nhanh chóng gặt lúa ở thửa ruộng nhà mình.

Mặc cho thời tiết nóng nực, những giọt mồ hôi rơi lã chã trên khuôn mặt người lao động, các thành viên trong từng hộ gia đình vẫn đội nắng thay phiên nhau hoàn tất các công đoạn của vụ lúa chiêm. Thóc mùa chiêm là giống chịu lạnh tốt, khi chín cả cánh đồng tỏa ra hương thơm mát lành của hạt gạo, hạt tròn, không bị mẻ vì qua máy đập, bớt đi một công đoạn vất vả thay cho lao động sức người như trước kia.

Nặng trĩu hạt lúa vàng giữa Mùa vụ năm nay người dân Đại Áng năng suất hơn hẳn. Những mùa vụ trước mỗi ô nhỏ chỉ thu hoạch được 2 bao rưỡi thóc phụ thuộc vào thời gian và thời tiết. Tuy nhiên chỉ riêng vụ chiêm đã thu lại được 4 bao thóc to, vượt chỉ tiêu đã đặt ra ban đầu. Chính điều này làm cho không khí đi thu hoạch của các hộ gia đình từ đầu buổi đến cuối buổi đều tràn ngập tiếng nói cười giòn giã vang khắp cả cánh đồng.

Người lao động bớt vất vả hơn nhờ những máy móc, thiết bị nông nghiệp phát triển. Tuy nhiên đối với những lao động sở hữu những mảnh ruộng nhỏ, việc gặt tay sẽ phần nào tiết kiệm chi phí máy móc một khoản không nhỏ cho lao động hộ gia đình.

Trước tình hình phức tạp của dịch bệnh nên quá trình gặt của các hộ gia đình ở đây cũng được thực hiện một cách nhỏ lẻ. Một chiếc máy kéo cả quãng đồng nhưng chỉ tập trung 3-4 người cho một thửa ruộng để đảm bảo giãn cách giữa người với người đảm bảo theo quy định. Vụ mùa tiếp theo chỉ diễn ra cách ngày thu hoạch cuối cùng của vụ chiêm xuân 20 ngày. Người lao động tiếp tục hối hả, tất bật để kịp vụ, vừa đảm bảo an toàn trước dịch bệnh, vừa tăng gia sản xuất phát triển kinh tế trong thời cuộc “bình thường hóa”.

Nội dung: Vũ Vũ - Đồ họa: Đức Mậu

Hà Gia - Vũ Vũ