e magazine
22/07/2023 10:22
Bài 3: Để di sản phát huy sứ mệnh

22/07/2023 10:22

Tên quận Tây Hồ được đặt theo tên của hồ Tây - hồ nước tự nhiên lớn nhất Hà Nội nằm trên địa bàn. Nói đến Tây Hồ, người ta nghĩ ngay đến mảnh đất đẹp, khí hậu mát mẻ, lá phổi của Thủ đô và những địa danh đã đi vào lịch sử, gắn bó với người dân như Phủ Tây Hồ, chùa Trấn Quốc… Ngày nay, để giữ gìn, phát huy các giá trị lịch sử, văn hóa của mảnh đất này, cấp uỷ, chính quyền, người dân quận Tây Hồ còn chú trọng cả việc phục dựng, trùng tu các di tích lịch sử, văn hóa, trong đó có đền Đồng Cổ và Hội thề Trung Hiếu nổi tiếng.

Di sản

Bài 3: Để di sản phát huy sứ mệnh

BÀI 3: ĐỂ DI SẢN PHÁT HUY THẾ MẠNH

Bàn về phát huy giá trị lịch sử, văn hoá di tích đền Đồng Cổ và Hội thề Trung Hiếu, ông Nguyễn Đình Khuyến - Phó Bí thư, Chủ tịch UBND quận Tây Hồ đã có cuộc trao đổi với phóng viên báo Tuổi trẻ Thủ đô.

CHÚ TRỌNG BẢO TỒN,

PHÁT HUY GIÁ TRỊ LỊCH SỬ

- Thời gian qua, quận Tây Hồ đã chú trọng đến công tác bảo tồn, phục dựng và phát huy giá trị các di tích trên địa bàn. Ông có thể cho biết công tác này thời gian qua được thực hiện như thế nào? Riêng đối với di tích đền Đồng Cổ thì được bảo tồn, phục dựng ra sao, thưa ông?

Hiện nay trên địa bàn quận Tây Hồ có 71 di tích, trong đó có 42 di tích xếp hạng (24 di tích xếp hạng cấp Quốc gia, 18 di tích xếp hạng cấp TP).

Năm 2023, UBND quận ban hành Kế hoạch số 57/Kh-UBND ngày 16/2/2023 về Quản lý bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa trên địa bàn quận Tây Hồ giai đoạn 2023 - 2025; Kế hoạch số 58/KH-UBND ngày 16/2/2023 về Tăng cường công tác quản lý di sản văn hóa trên địa bàn quận Tây Hồ năm 2023; Công văn số 224/UBND-VHTT ngày 22/2/2023 về việc rà soát, đề xuất các nội dung công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa năm 2023 trên địa bàn quận Tây Hồ.

Bài 3: Để di sản phát huy sứ mệnh

UBND quận cũng thường xuyên chỉ đạo Phòng Văn hóa - Thông tin, UBND các phường thực hiện các nội dung, cụ thể:

- Rà soát, đề xuất các di tích, di sản văn hoá phi vật thể trên địa bàn đủ điều kiện trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định nâng cấp xếp hạng, xếp hạng di tích theo quy định; Kiểm tra, rà soát khoanh vùng khu vực bảo vệ di tích, đề xuất điều chỉnh khu vực khoanh vùng bảo vệ di tích đối với các di tích đã khoanh vùng khu vực bảo vệ, xếp hạng từ trước năm 2010; Kiểm tra, rà soát, đề xuất tu bổ, tôn tạo đối với các di tích có hiện tượng xuống cấp nghiêm trọng, xuống cấp, có nguy cơ ảnh hưởng đến các cấu kiện di tích, các hạng mục gốc cấu thành di tích (ưu tiên các di tích đã được xếp hạng);

- Kiểm tra, rà soát các địa điểm lưu niệm sự kiện cách mạng kháng chiến đề xuất gắn biển trong năm 2023; Kiểm kê đối với các hiện vật, di vật, cổ vật, tư liệu hán nôm tại các di tích đã xếp hạng; Rà soát, thống kê các bảng, biển chỉ dẫn, bảng thuyết minh di tích đã bị mờ, hỏng và không đảm bảo mỹ quan tại di tích; tổng hợp đề xuất chỉnh trang và làm mới;

- Rà soát hiện trạng đơn thư còn tồn đọng tại các di tích, nêu rõ thời gian tiếp nhận, quá trình xử lý, vướng mắc tại thời điểm này và đề xuất nội dung giải quyết.

Bài 3: Để di sản phát huy sứ mệnh

Hiện nay trên địa bàn quận Tây Hồ có 9 dự án tu bổ di tích đã và đang đầu tư với số tiền gần 160,8 tỷ đồng.

Riêng đối với di tích Đền Đồng Cổ đã được Bộ Văn hóa Thông tin và Thể thao (nay là Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch) xếp hạng Di tích Lịch sử tại Quyết định số 138/QĐ ngày 31/1/1992, năm 2010 UBND quận đã chủ trì, phối hợp Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội điều chỉnh khoanh vùng bảo vệ di tích đền. Trong năm đã thực hiện tu bổ, tôn tạo sân chính, hậu cung, phòng sách, nhà tả, hữu vu, hàng rào, sân vườn…

- Di tích đền Đồng Cổ với Hội thề Trung Hiếu đã được công nhận là Di sản văn hoá phi vật thể cấp Quốc gia năm 2023. Cùng với sự nỗ lực chung của cả hệ thống chính trị quận, công tác tuyên truyền cũng đóng vai trò nhất định. Ông hãy chia sẻ thêm về vai trò, vị trí của công tác này trong quá trình phát huy giá trị lịch sử, văn hoá các di tích, trong đó có di tích đền Đồng Cổ?

Để phát huy giá trị lịch sử, văn hoá của các di tích trên địa bàn, thời gian qua, quận Tây Hồ đã ban hành nhiều văn bản để chỉ đạo đẩy mạnh công tác nghiên cứu, biên soạn, tuyên truyền và giáo dục lịch sử địa phương. Việc tuyên tuyền, giáo dục lịch sử địa phương cho cán bộ, đảng viên, đoàn viên, hội viên, học sinh và Nhân dân, nhất là thế hệ trẻ được các cấp, các ngành, Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc các cấp và tổ chức chính trị - xã hội quận quan tâm tuyên truyền, với nhiều hình thức đa dạng, phù hợp với điều kiện thực tiễn.

Riêng đối với di tích đền Đồng Cổ và Hội thề Trung Hiếu, quận đã chỉ đạo phòng Văn hóa và Thông tin, UBND phường Bưởi đẩy mạnh công tác tuyên truyền về các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn của Trung ương, TP và quận về công tác quản lý và tổ chức lễ hội, thực hiện nếp sống văn minh trong sinh hoạt tôn giáo tín ngưỡng tại nơi thờ tự; Thông tin giới thiệu, quảng bá về nguồn gốc, ý nghĩa, giá trị của di tích lịch sử văn hoá đền Đồng Cổ và Hội thề Trung Hiếu, quá trình bảo tồn, phát huy giá trị di sản tới Nhân dân và du khách.

Bài 3: Để di sản phát huy sứ mệnh

Công tác tuyên truyền được thực hiện bằng nhiều hình thức phong phú, đa dạng: Trên Cổng giao tiếp điện tử quận, Sở Văn hoá và Thể thao, Sở Thông tin và Truyền thông, Trang zalo Sở Thông tin và Truyền thông, UBND quận Tây Hồ và các phường; Qua hệ thống cơ quan thông tấn, báo chí của Trung ương, TP Hà Nội; Các trang tin điện tử, mạng xã hội; Trên hệ thống loa truyền thanh các phường và bảng tin các tổ dân phố…

Cùng với đó là tuyên truyền trực quan như in và phát hành tờ gấp tuyên truyền về di tích, lễ hội, căng treo 500 phướn, cờ Tổ quốc, cờ lễ hội, pano tuyên truyền…

Quận cũng phối hợp với Đài Phát thanh và Truyền hình Hà Nội, Đài Truyền hình VTC10 và các cơ quan thông tấn Trung ương, Hà Nội sản xuất và đăng tải nhiều tin, bài, phóng sự về đền Đồng Cổ và Hội thề Trung Hiếu trên các ấn phẩm phát thanh, truyền hình, báo in, báo điện tử.

Xác định đây là nhiệm vụ chung, nên lãnh đạo quận, ngành chức năng còn chủ động cùng UBND phường Bưởi triển khai công tác tuyên truyền thực hiện nếp sống văn minh trong các lễ hội trên địa bàn, quảng bá các hoạt động lễ hội của địa phương, trong đó có Lễ hội đền Đồng Cổ bằng nhiều hình thức nhằm thu hút sự quan tâm, tham gia của Nhân dân; Đặc biệt, chú trọng việc gắn việc tuyên truyền các lễ hội tiêu biểu với việc quảng bá các điểm du lịch tâm linh trên địa bàn.

Bài 3: Để di sản phát huy sứ mệnh

CÓ THUẬN LỢI,

VÀ TỒN TẠI KHÓ KHĂN

- Hiện nay quận Tây Hồ rất nỗ lực để phát huy giá trị lịch sử, văn hoá di tích đền Đồng Cổ. Tuy nhiên, trong quá trình này không tránh khỏi việc gặp vướng mắc, khó khăn cần khắc phục. Vậy ông có thể cho biết, những khó khăn này là gì và hướng giải quyết của quận ra sao để tiếp tục phát huy giá trị lịch sử, văn hoá của di tích đền Đồng Cổ?

Căn cứ Kế hoạch số 55/KH-UBND ngày 18/2/2022 của UBND TP Hà Nội về việc Bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể TP Hà Nội đến năm 2025, phòng Văn hóa và Thông tin đã tham mưu UBND quận Tây Hồ ban hành Kế hoạch số 108/KH-UBND ngày 10/3/2023 về việc tổ chức tọa đàm “Bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể Hội thề Trung Hiếu đền Đồng Cổ, phường Bưởi, quận Tây Hồ, Hà Nội”.

Bài 3: Để di sản phát huy sứ mệnh

Buổi tọa đàm là dịp để các nhà khoa học, nhà nghiên cứu và cơ quan quản lý Nhà nước cùng cộng đồng địa phương trao đổi, nhận diện giá trị di sản Hội thề Trung Hiếu đền Đồng Cổ và định hướng trong công tác bảo vệ và phát huy giá trị di sản trong bối cảnh lễ hội truyền thống thuộc khu vực nội thành với những tác động mạnh mẽ của quá trình hiện đại hóa, đô thị hóa.

Quận cũng tổ chức Chương trình nghệ thuật “Xông trầm khói tỏa, Đồng Cổ đền thiêng” tại không gian biểu diễn nghệ thuật phố đi bộ Trịnh Công Sơn nhằm lan tỏa giá trị di sản văn hóa phi vật thể Hội thề Trung Hiếu đền Đồng Cổ đến với người dân trên địa bàn quận.

Bài 3: Để di sản phát huy sứ mệnh

Đồng thời, quận cũng tiếp tục triển khai các hoạt động nhằm quảng bá di sản văn hóa phi vật thể Hội thề Trung Hiếu qua các loại hình: Tuyên truyền trên báo, tạp chí, phát tờ rơi, tờ gấp, làm phim tư liệu quảng bá trên các ấn phẩm của cơ quan thông tấn báo chí Trung ương và địa phương;

Cùng với đó, quận cũng tiếp tục tham mưu công tác quản lý Nhà nước về di sản, đề xuất các giải pháp tăng cường hiệu quả công tác tuyên truyền, quảng bá giá trị di sản đến với du khách trong nước; Xây dựng lộ trình tu bổ, tôn tạo, đề xuất mở rộng không gian tĩnh và tổ chức nhiều loại hình văn hóa nghệ thuật tại di tích thu hút du khách đến với di sản của quận Tây Hồ.

Bài 3: Để di sản phát huy sứ mệnh

Những nỗ lực để phát huy giá trị lịch sử, di sản của đền Đồng Cổ thời gian qua cũng đã được các cấp, các ngành và người dân ghi nhận.

Tuy nhiên, hiện vẫn còn 8 hộ dân ở mặt đường Hoàng Hoa Thám trong khoanh vùng bảo vệ di tích chưa di dân giải phóng mặt bằng được. Đây là trăn trở lớn nhất của quận cần được lên lộ trình cụ thể, trong đó rất cần sự quan tâm chỉ đạo từ cấp, ngành của TP và đặc biệt là sự ủng hộ của người dân trên địa bàn.

Bài 3: Để di sản phát huy sứ mệnh

- Thực tế cho thấy, việc giữ gìn, phát huy di tích đền Đồng Cổ ngoài sự nỗ lực của cấp uỷ, chính quyền, ngành chức năng, người dân Tây Hồ, thì vai trò của các bạn trẻ là điều không thể thiếu. Vậy, là người đứng đầu chính quyền quận, xin ông cho biết, thời gian tới, Tây Hồ sẽ thực hiện giải pháp gì để những người trẻ, thế hệ tương lai của quận tiếp nối truyền thống, phát huy giá trị của di tích đền Đồng Cổ?

Như các bạn đã biết, ngay trong dịp đón nhận danh hiệu Di sản văn hoá phi vật thể Quốc gia, quận đã có nhiều hoạt động để tôn vinh giá trị lịch sử, văn hoá của di sản, trong đó có sự đóng góp rất nhiều của các bạn trẻ.

Để tiếp tục huy động sự tham gia tích cực, tự nguyện, nâng cao ý thức bảo vệ, phát huy giá trị lịch sử, văn hoá của các di tích, di sản văn hoá phi vật thể trên địa bàn của giới trẻ Tây Hồ, quận đã chỉ đạo Phòng Giáo dục và Đào tạo xây dựng kế hoạch triển khai tới Ban Giám hiệu các trường tiểu học, THCS trên địa bàn tổ chức chương trình ngoại khoá giáo dục truyền thống cho học sinh.

Bài 3: Để di sản phát huy sứ mệnh

Nhiều hoạt động giáo dục truyền thống được tổ chức tại di tích lịch sử - văn hoá cấp Quốc gia đền Đồng Cổ như: Giới thiệu về lịch sử hình thành và giá trị của Hội thề Trung Hiếu, Rung chuông vàng tìm hiểu kiến thức về lịch sử đền, Vẽ tranh…

Quận đoàn Tây Hồ cũng xây dựng Đề án về tuyên truyền quảng bá giá trị các di tích lịch sử văn hóa trên địa bàn gắn với phát triển du lịch; Tổ chức Hội thi Đại sứ du lịch để giới thiệu các di tích trên địa bàn quận.

Phát huy thế mạnh công nghệ số

để bảo vệ, quảng bá di sản

- Thưa ông, thực tế hiện nay, việc số hoá di tích, chống xâm phạm di tích ở địa bàn TP Hà Nội được đặt ra trong bối cảnh thời đại số 4.0 và nhiều di tích bị tư lợi. Vậy quận đã có hướng đi nào để phát huy thế mạnh công nghệ, ngăn sai phạm đối với di tích đền Đồng Cổ?

Vấn đề mà bạn hỏi là khó khăn chung của các địa bàn có di tích ở TP Hà Nội, nhất là các quận nội thành. Vì vậy, để chủ động ngăn ngừa tình trạng này, quận đã xây dựng Đề án và triển khai thực hiện Dự án “Xây dựng cơ sở dữ liệu nền tảng (số hóa) phục vụ công tác bảo tồn văn hóa, quản lý di tích và phát triển du lịch trên địa bàn quận (giai đoạn 1)”.

Bài 3: Để di sản phát huy sứ mệnh

Cùng với đó, quận thực hiện số hoá 3D các di tích lịch sử văn hóa đã được xếp hạng trên địa bàn; Cập nhật thông tin, dữ liệu hình ảnh về di tích để phục vụ công tác quản lý nhà nước và khai thác phục vụ phát triển dịch vụ du lịch; Xây dựng trang web “Tây Hồ 360” để đăng tải tin bài, hình ảnh quảng bá về du lịch, dịch vụ, các di tích lịch sử văn hóa, di tích cách mạng kháng chiến và các lễ hội, làng nghề truyền thống của Tây Hồ, trong đó có đền Đồng Cổ.

Lãnh đạo quận cũng quán triệt, chỉ đạo các cấp, ngành chức năng, nhất là cấp phường - quản lý trực tiếp nơi có các di tích - việc nghiêm cấm và phải xử lý triệt để các hành vi xâm phạm, làm ảnh hưởng tới các di tích, trong đó phát huy vai trò, trách nhiệm của lực lượng công chức văn hóa, đô thị, cảnh sát khu vực…

Bài 3: Để di sản phát huy sứ mệnh

- Xin cảm ơn ông vì những trao đổi này!

Thực hiện: Hoa Thành

Hoa Thành